Thứ bảy, 20/04/2024 13:22 (GMT+7)

Thực hư việc “kè đáy” sông Tô Lịch trong dự án cải tạo sông?

Lam Vy -  Thứ tư, 23/09/2020 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngoài ra, dự án cũng có phương châm giữ nguyên chiều rộng lòng sông, không thu hẹp lòng sông mà để tự nhiên.

Không kè đáy lòng sông, để tự nhiên

Ngay sau khi Công ty JVE gửi công văn báo cáo tới lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội về việc đề xuất “Giải pháp tổng thể” cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch” nhiều ý kiến cho rằng, không nên kè đáy dòng sông, vì như thế sông Tô Lịch sẽ giống như một mương thoát nước.

Trả lời cho những thắc mắc trên của dư luận, lãnh đạo công ty JVE khẳng định: “Dư luận đã hiểu nhầm từ “kè đáy” trong giải thích của JVE. Việc “kè đáy” được JVE đưa ra khi nói về việc xây dựng hành lang dọc sông, kè bờ (kè thẳng đứng, bỏ phần mái cỏ hiện nay sau đó kè đáy khu vực sát hai bên bờ sông tạo hành lang đi dạo), không kè đáy lòng sông mà để tự nhiên).

Việc kè đáy ở đây là kè đáy ở khu sát hai bên bờ sông chứ không phải kè đáy toàn bộ lòng sông.

Tức là việc kè đáy ở đây là kè đáy ở khu sát hai bên bờ sông chứ không phải kè đáy toàn bộ lòng sông. Bởi nguyên lý của xử lý môi trường của Công nghệ Bio-Nano của Nhật Bản là kích hoạt các vi sinh vật có lợi phát triển nên phía Dự án sẽ giữ nguyên lòng sông mà không kè đáy lòng sông. Ngoài ra, dự án cũng có phương châm giữ nguyên chiều rộng lòng sông, không thu hẹp lòng sông mà để tự nhiên.

Thoát lũ chống ngập khi mưa bão là vấn đề sống còn

Trong buổi làm việc ngày 8/7/2020 vừa qua giữa Lãnh đạo TP Hà Nội với Ban cán sự Đảng Bộ NN&PTNN, đồng chí Bí thư Thành ủy đã có chỉ đạo hết sức đúng đắn rằng “Muốn quy hoạch được hai bên bờ sông Hồng và các bờ sông khác thì quy hoạch thoát lũ là quan trọng nhất” và đây là vấn đề sống còn để quy hoạch hai bên bờ sông Hồng và các sông Nhuệ, sông Đáy.

Trao đổi về vấn đề này, JVE cho biết: “Đối với khu vực sông Tô Lịch, Tổng thầu Nhật Bản đã tính toán đến phương án thoát lũ, chống ngập khi xảy ra mưa bão bằng giải pháp đầu tư xây dựng hệ thống giếng thu và đường hầm thoát lũ chống ngập khổng lồ đặt ngầm bên dưới lòng sông Tô Lịch tương tự như hệ thống chống ngập khổng lồ tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản (sắp tới JVE Group và Tổng thầu Nhật Bản sẽ có một báo cáo chuyên đề riêng về xây dựng hệ thống ngầm thoát lũ chống ngập này).

Lựa chọn đội ngũ các chuyên gia liên ngành tham vấn cho dự án

Sau khi được Thành phố phê duyệt Chủ trương cho phép thực hiện Đề án Nghiên cứu và xây dựng quy hoạch “Công viên Lịch sử- Văn hoá- Tâm linh Tô Lịch” - Đề án có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển của Hà Nội và góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản” thì chúng tôi sẽ mời đại diện:

Tham vấn yếu tố liên quan đến lịch sử, cảnh quan kiến trúc: JVE sẽ mời các cơ quan ban ngành có liên quan của Việt Nam như Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội vv... các Giáo sư, nhà khoa học, nhà sử học có liên quan vv....Các Hội Kiến trúc sư, Nhà nghiên cứu về Di sản, khảo cổ để tham vấn xin ý kiến đúng về các kiến trúc, di sản của thời kỳ lịch sử đó vv…

Đối với vấn đề Công viên này đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia liên ngành để tránh sai sót.( Ảnh JVE).

Liên quan vấn đề tham vấn yếu tố liên quan đến yếu tố môi trường, thoát nước, thoát lũ chống ngập, sẽ mời Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản vv...

Còn đối với các yếu tố liên quan đến Thủ tục về vốn, định mức tài chính, thủ tục liên quan giữa Việt Nam-Nhật Bản: JVE sẽ mời Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), UBND Thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan của Thành phố vv… 

Bạn đang đọc bài viết Thực hư việc “kè đáy” sông Tô Lịch trong dự án cải tạo sông?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ