Thực phẩm ăn vào mùa đông giúp hút dầu mỡ, giảm cholesterol
Dưới đây là một số loại thực phẩm ăn vào mùa đông giúp hút dầu mỡ, giảm cholesterol.
Trong y khoa, hàm lượng LDL cholesterol cao được gọi là sự gia tăng vượt mức cholesterol trong máu (hypercholesterolemia). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn một phần ba người Hoa Kỳ trưởng thành có nồng độ LDL cholesterol hay cholesterol 'xấu' cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả bệnh tim và những cơn đau tim.
Cholesterol được chia làm ba loại: lipoprotein tỷ trọng thấp (Low-Density Lipoprotein - LDL), lipoprotein tỷ trọng rất thấp (Very-Low-Density Lipoprotein - VLDL), hai loại này có thể cần dùng thuốc để điều trị và lipoprotein tỷ trọng cao (High-Density Lipoprotein - HDL). LDL và VLDL có hại cho sức khỏe của bạn, trong khi HDL tốt cho sức khỏe của bạn.
Mọi người ở mọi lứa tuổi, sắc tộc và giới tính có thể bị cholesterol cao.
Một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như hút thuốc lá quá nhiều, béo phì, vòng bụng lớn, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, ít vận động, sự suy giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp và bệnh tiểu đường. Bạn có thể kiểm soát các yếu tố trên. Tuy nhiên, yếu tố di truyền là một nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Bệnh cholesterol cao không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, do đó thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra nồng độ cholesterol.
Một bảng kết quả xét nghiệm về rối loạn lipid máu đo các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và HDL cholesterol của bạn, cùng với triglyceride. CDC định nghĩa nồng độ cholesterol trong máu bình thường khi:
- Cholesterol toàn phần: Dưới 200 mg / dL (mg trên dL máu)
- LDL cholesterol: Dưới 100 mg / dL
- HDL cholesterol: 40 mg / dL hoặc cao hơn
- Triglyceride: Dưới 150 mg / dL
Nếu không được kiểm soát sớm, cholesterol cao có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như đau ngực, đau tim và đột quỵ.
Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bạn có thể làm giảm cholesterol. Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn duy trì cholesterol ở mức bình thường.
Ngô
Ăn ngô thường xuyên có thể làm giảm cholesterol và làm mềm mạch máu. Đồng thời, có tác dụng điều trị phụ trợ đối với bệnh viêm túi mật, sỏi mật và bệnh tiểu đường.
Khoai lang
Khoai lang được mệnh danh là thần dược đường ruột, giàu kali, có tác dụng phòng ngừa cao huyết áp, phòng ngừa đột quỵ, giảm cholesterol rất hiệu quả.
Khoai mỡ
Protein chất nhầy của khoai mỡ có thể ngăn chặn sự lắng đọng chất béo trong hệ thống tim mạch, duy trì tính đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm sự lắng đọng mỡ dưới da và tránh béo phì.
Dưa chuột
Loại thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và lợi tiểu. Cellulose chứa trong dưa chuột có thể thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải thực phẩm ở ruột, do đó làm giảm sự hấp thụ cholesterol.
Dưa chuột còn chứa một loại chất gọi là propanol dioic acid, có thể ức chế trong cơ thể carbohydrate chuyển hóa thành chất béo, có tác dụng giảm cân, điều chỉnh lipid chuyển hóa tác dụng.
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan trong nước và axit linoleic, có thể hạ cholesterol và mỡ máu, đồng thời thải cholesterol xấu.
Táo
Polyphenol có trong táo là chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng hạ đường huyết, lipid máu, quét gốc tự do, dưỡng ẩm đường ruột, kháng viêm diệt khuẩn, ức chế sự gia tăng cholesterol huyết tương.
Đậu bắp
Đậu bắp ít chất béo và đường, giàu chất xơ pectin, có thể thúc đẩy quá trình bài tiết chất hữu cơ trong cơ thể, giảm tích tụ độc tố trong cơ thể, hạ cholesterol và mỡ máu.
Hạnh nhân
Chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa và chất xơ tốt cho sức khỏe tim mạch trong hạnh nhân giúp làm tăng nồng độ HDL cholesterol tốt và giảm nồng độ LDL cholesterol xấu.
Một nghiên cứu được công bố bởi Cơ quan Đánh giá Dinh dưỡng Hoa Kỳ (Nutrition Review) năm 2011 cho thấy việc tiêu thụ các loại hạt cây (tree nut) như hạnh nhân giúp làm giảm LDL cholesterol, một nhân tố chính để phòng ngừa bệnh mạch vành, từ 3 đến 19 %.
Ngoài ra, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2015 khẳng định việc tiêu thụ hạnh nhân hàng ngày là cách đơn giản để ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Hạnh nhân là một món ăn nhẹ tuyệt vời hoặc để phía trên món salad, ngũ cốc và sữa chua.Bạn nên ăn một nắm hạnh nhân điều độ mỗi ngày. Các loại quả hạch và các loại hạt như quả óc chó và hạt lanh cũng có lợi cho việc làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Nước cam ép
Quả cam ngọt, thơm ngon và có màu sắc đẹp cũng là một siêu thực phẩm giúp làm giảm cholesterol.
Trong một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp Hội Hoa Kỳ (American Society) trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng năm 2000, các nhà nghiên cứu cho thấy nước cam ép cải thiện rối loạn lipid máu ở những người có sự gia tăng vượt mức cholesterol trong máu (hypercholesterolemia). Điều này xảy ra do sự hiện diện của vitamin C, folate và các hợp chất flavonoid như hesperidin có trong cam.
- Nên uống 2-3 ly nước cam ép hàng ngày. Nước cam tươi ép là một lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể uống nước cam ép bổ sung sterol thực vật. Phytosterol cũng giúp làm giảm cholesterol toàn phần đến một nồng độ nhất định.
- Ngoài ra, bạn có thể ăn một vài quả cam hàng ngày.
Cá hồi
Các axit béo omega-3 được gọi là EPA và DHA có trong cá hồi giúp ngăn ngừa cholesterol cao. Nó giúp làm giảm triglyceride và làm tăng nhẹ HDL cholesterol tốt, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cá hồi có ít cholesterol và chất béo bão hòa.
- Nên ăn ít nhất 2 khẩu phần cá hồi mỗi tuần. Cá hồi nướng là sự lựa chọn tốt nhất. Một khẩu phần cá hồi khoảng 56,70 – 85,05g.
- Bạn có thể uống thực phẩm bổ sung dầu cá hồi sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.