Thứ sáu, 29/03/2024 05:42 (GMT+7)

Thực phẩm từ thiên nhiên: Bạn đã biết gì về cà chua?

MTĐT -  Thứ tư, 26/05/2021 15:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cà chua là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng như các thực phẩm khác, nếu ăn quá nhiều sẽ bị phản tác dụng.

Tên gọi từ “cà chua” bắt nguồn từ tomatl trong tiếng Nahuatl, tạm dịch có nghĩa trái cây sung. Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được tiến hóa từ loại cây nhỏ có quả màu xanh phổ biến lúc bấy giờ ở vùng cao nguyên Peru.

Trong đó, loại cây có tên Solanum lycopersicum đã được vận chuyển đến Mexico và được người dân Trung Mỹ trồng trọt và tiêu thụ. Ngoài ra, loại cà chua được thuần hóa đầu tiên có thể là từ trái cây có màu vàng (giống như cà chua anh đào) được người Aztec miền Trung México trồng trọt và phát triển. Có thể nói, người Aztec và các dân tộc khác trong khu vực đã sử dụng cà chua trong các món ăn của họ.

Lá cà chua chứa nhiều gluco-ancaloit, trong đó tomanin chiếm thành phần chủ yếu. Tomanin được Fontaine và cộng sự chiết được lần đầu tiên vào năm 1948 từ lá cây cà chua ở Nam mỹ có tên khoa học Lycopersicum pimpinellifolium Mill. Cùng năm đó, Kuhn và Low cũng chiết được tomatin từ loài cà chua quả nhỏ mọc ở Đức. Tomatin thực tế là hỗn hợp của nhiều chất gần nhau, trong đó tomatin a chiếm chủ yếu. Tomatin thủy phân cho 2 phân tử 73 glucoza, 1 galactoza, 1 xyloza và tomatidin. Tomatidin là một genin thuộc nhóm các spirosolanot, đồng phân lập thể của soladulcidin. Một số loài cà chua có hàm lượng tomatin lên tới 5%.

Quả cà chua chứa axit hữu cơ trong đó axit tactric, xitric, succunic và malic chiếm chủ yếu. Về giá trị dinh dưỡng, cà chua chứa 77% nước, 0,6% protit, 4% gluxit (saccaroza, pectin) 0,7% xenluloza, 0,4% tro. Muối khoáng gồm 11,4mg% canxi, 24,7mg% P, 1,3mg% Fe, các vitamin gồm 1,9mg% caroten, 0,06mg% vitamin B1, 0,04mg% vitamin B 2, 0,5mg% vitamin PP và 38mg% vitamin C (Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam-nhà xuất bản Y học Hà Nội, 1972). Có tác giả còn thấy vitamin P, vitamin K. Ngoài ra còn lycopen, xanthophyle và quexcitrozit. Hạt cà chua chứa 25% một loại dầu béo thô, có thể ăn được sau khi tinh chế. Khô dầu hạt cà chua có thể dùng làm thức ăn cho gia súc.

Cà chua có rất nhiều dinh dưỡng. Nguồn: Internet

Giống cà chua được chia thành nhiều loại, chủ yếu dựa vào hình dạng và kích thước:

- Loại cà chua Slicing hay globe là cà chua thương mại thông thường, dùng được cho nhiều cách chế biến và ăn tươi.

- Loại cà chua Beefsteak là cà chua lớn thường dùng cho bánh mì. Thời gian bảo quản ngắn khiến ít được sử dụng trong thương mại.

- Loại cà chua Oxheart có hình dạng giống như loại dâu tây lớn.

- Cà chua mận được lai tại để sử dụng trong sản xuất nước sốt cà chua.

- Cà chua lê hình quả lê.

- Cà chua anh đào nhỏ và tròn, vị ngọt ăn trong món salad.

- Cà chua nho được giới thiệu gần đây, một biến thể của cà chua mận nhưng nhỏ hơn, được dùng trong món salad

- Cà chua Campari ngọt, lớn hơn cà chua anh đào nhưng nhỏ hơn cà chua mận.

Công dụng của cà chua:

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Sức khỏe tim mạch

Lợi ích của cà chua đối với sức khỏe tim mạch đã được các nghiên cứu chỉ ra rất cụ thể. Chất xơ, vitamin C, kali và choline đều giúp hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh.

Hàm lượng lycopene cao làm cho cà chua đặc biệt tốt trong việc giảm nguy cơ đột quỵ, xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần của não bị ngăn chặn. Bởi vậy, cà chua là sự lựa chọn tuyệt vời để giúp tuần hoàn máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cà chua là thực phẩm có hàm lượng GI thấp, có nghĩa là nó sẽ không làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, cà chua được khuyến cáo sử dụng trong hầu hết các chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Chất chống oxy hóa Lycopene được cho là giúp khôi phục sự cân bằng sinh hóa ở những người bị tiểu đường, và hàm lượng chất xơ cải thiện lượng đường trong máu cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

Giúp xương chắc khỏe

Lycopene giúp xương chắc khỏe bằng cách duy trì một tỷ lệ canxi khỏe mạnh trong cơ thể. Lycopene cũng làm giảm sự hình thành và hoạt động của Osteoclasts, đó là những tế bào chịu ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của xương khớp.

Do đó, cà chua đặc biệt tốt cho phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương. Nhiều nghiên cứu từ lâu cho thấy, những người ăn nhiều cà chua có tỷ lệ loãng xương thấp hơn với những người ít ăn loại thực phẩm này.

Ngăn ngừa ung thư

Bất kỳ thực phẩm nào có chứa nhiều chất chống oxi hóa đều có thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ung thư theo nhiều cách khác nhau. Các chất chống oxy hóa trong cà chua rất tốt trong việc giảm stress oxy hóa và viêm mãn tính, điều kiện chín muồi cho sự phát triển của tế bào ung thư.

Lycopene trong cà chua đặc biệt có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư phổi và tuyến tiền liệt .

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng oxy hóa xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Khi sự mất cân bằng này đang diễn ra, các gốc tự do bắt đầu làm tổn thương mô mỡ, protein và DNA, tất cả đều làm cho bộ não đặc biệt nhạy cảm.

Phương pháp điều trị truyền thống các bệnh như Alzheimer và Parkinson luôn đề nghị điều trị chống oxy hóa. Cùng với các bài tập luyện cho não bộ, việc ăn cà chua có thể cung cấp các chất chống oxy hóa quan trọng cần thiết để trung hòa các gốc tự do bổ sung trước khi chúng có thể gây sát thương.

Giúp da mịn màng, tóc chắc khỏe

Cà chua cung cấp hàm lượng vitamin A, B, C, E và K dồi dào, kích thích sự phát triển các nang tóc khỏe mạnh, cung cấp độ săn chắc và đàn hồi cho da. Cà chua cũng rất hữu ích khi sử dụng như loại mặt nạ tuyệt vời cho tóc và da.

Chính vì vậy, nhiều người sử dụng cà chua như một biện pháp chống lại rụng tóc, trị gàu và giảm ngứa da đầu. Xét về da, cà chua được cho là loại bỏ các tế bào da chết và giúp da sáng, láng mịn. Lycopene trong cà chua thậm chí có thể bảo vệ làn da chống lại tác động của tia cực tím, nhưng không có nghĩa là nên dùng thay thế cho kem chống nắng.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Ngoài quan tâm về lượng cà chua cần bổ sung, để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn một cách tốt nhất, bà nội trợ cần ghi nhớ những điều quan trọng sau:

Không nên ăn cà chua xanh: Cà chua xanh không những chứa ít vitamin tốt cho cơ thể còn mang hàm lượng lớn alkaloid – một chất độc nguy hiểm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, khi chế biến món ăn, bạn cần đặc biệt lưu ý.

Không ăn cà chua khi đói: Cà chua có chứa pectin dễ phản ứng với axit trong niêm mạc ruột và dạ dày hình thành nên cục máu đông, cản trở hệ tiêu hóa.

Ăn cà chua chế biến nhiều lần: Cà chua khi bị chế biến nhiều lần sẽ bị mất dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc. Bởi vậy, bạn không nên áp dụng cách làm này.

 Không ăn hạt cà chua: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao, hạt cà chua rất khó tiêu hóa, thậm chí không thể phân hủy. Bởi vậy, nếu bổ sung vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa các chất ảnh hưởng chức năng của dạ dày và đường ruột.

Với một số người mắc bệnh như: bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính, bị sỏi mật, bệnh thống phong, gout… thì nên hạn chế sử dụng cà chua, vì nếu dùng thì tình trạng bệnh sẽ nặng thêm./.

A Hạ (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Thực phẩm từ thiên nhiên: Bạn đã biết gì về cà chua?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.