Thứ sáu, 29/03/2024 07:37 (GMT+7)

Tìm hiểu các yếu tố môi trường tác động tới sức khỏe con người

An Na -  Thứ tư, 07/06/2023 15:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu có thể tác động tới sức khỏe của bạn. Chúng ta đang tự đầu độc mình bằng cách thải hóa chất và nhiều chất gây ô nhiễm khác vào môi trường sống của chúng ta.

Các hóa chất

Các hóa chất khác nhau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta theo những cách khác nhau. Thông thường, việc tiếp xúc với các hóa chất lạ, nguy hiểm có thể gây ra những tổn thương tới sức khỏe.

Đây cũng là lý do các chuyên gia cần tìm hiểu cách tiếp xúc an toàn với các hóa chất (cả tự nhiên và tổng hợp) để giảm thiểu tác động của chúng tới sức khỏe của chúng ta. Cụ thể, các chuyên gia sẽ phải nghiên cứu về độc tính của các hóa chất khi ăn phải, hoặc khi chúng hấp thụ vào cơ thể qua da.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1,6 triệu ca tử vong trong năm 2016 là do tiếp xúc với một số hóa chất nhất định ví dụ như kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm…

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí không chỉ dẫn tới tình trạng biến đổi khí hậu, việc tiếp xúc nhiều với tình trạng ô nhiễm không khí còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong, đặc biệt là do các bệnh đường hô hấp.

moi-truong

Khi nói về ô nhiễm không khí, chúng ta có xu hướng nghĩ về các chất gây ô nhiễm do con người gây ra và sự thật đúng là như vậy. Một số ví dụ phổ biến và nguy hiểm về ô nhiễm không khí bao gồm khí thải ô tô và xe tải, các sản phẩm phụ gây ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, một số chất gây ô nhiễm không khí tự nhiên cũng có thể gây ra những lo ngại về sức khỏe, ví dụ như phấn hoa và bào tử nấm mốc thường liên quan đến bệnh hen suyễn và dị ứng.

Theo WHO, ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, cụ thể như sau: Liên quan tới 29% tổng số ca tử vong toàn cầu do bệnh phổi; 24% tổng số ca tử vong toàn cầu do đột quỵ; 17% tổng số ca tử vong và bệnh tật trên toàn cầu do nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính.

Biến đổi khí hậu và thiên tai

Hiệp hội Sức khỏe Môi trường Quốc gia (Mỹ) đã liệt kê biến đổi khí hậu là mối đe dọa sức khỏe lớn nhất trong thế kỷ 21. Theo đó, tình trạng biến đổi khí hậu có thể bao gồm các vấn đề như gia tăng nhiệt độ Trái đất, gây ra các cơn mưa lớn thường xuyên hơn… từ đó khiến con người dễ bị tổn thương hơn trước các bệnh lý thần kinh, hô hấp, tiêu chảy…

Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn làm tăng tần suất thiên tai, thường có ảnh hưởng đến cơ sở vật chất và đôi khi là cả tính mạng con người. Cháy rừng, bão, lốc xoáy và hạn hán chỉ là một vài ví dụ.

Các bệnh gây ra bởi vi khuẩn

Vi khuẩn, hay các vi sinh vật cũng là một mối quan tâm lớn trong sức khỏe cộng động. Theo đó, có hàng nghìn tỉ vi khuẩn tồn tại trong cơ thể con người, nhưng chúng cũng sống trong nước, đất và không khí. Phần lớn trong số chúng không có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, thậm chí nhiều vi khuẩn còn hỗ trợ cơ thể thực hiện các chức năng sinh học quan trọng như hỗ trợ tiêu hóa, sức khỏe miễn dịch...

Tuy nhiên, vẫn có một số lượng nhất định các vi khuẩn có hại, có thể lây nhiễm và gây bệnh cho con người. Ăn uống là một trong những con đường chính mà một người có thể mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra. Một ví dụ phổ biến là ngộ độc thực phẩm do E. Coli, một loại vi khuẩn có thể được tìm thấy trong môi trường và trong thực phẩm, có thể gây ra bệnh hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra còn có một số vi khuẩn có hại sống trong đất. Chúng ta có thể tiếp xúc với chúng thông qua việc ăn các thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc hít phải chúng (thông qua các hạt bụi trong không khí). Bệnh uốn ván, ngộ độc botulinum là những ví dụ điển hình cho trường hợp này.

Ô nhiễm nguồn nước

Theo thống kê của các chuyên gia Mỹ, có tới hơn 780 triệu người trên khắp thế giới không tiếp cận được với nguồn nước uống sạch; Khoảng 1/3 dân số thế giới không tiếp cận được với các dịch vụ vệ sinh cơ bản (ví dụ như phòng tắm sạch). Chưa kể mỗi ngày, có tới hơn 2.200 trẻ em không qua khỏi do các bệnh gây ra bởi ô nhiễm nguồn nước.

Một số yếu tố có thể góp phần làm giảm chất lượng nước uống, nước sinh hoạt bao gồm: Ô nhiễm, chất thải công nghiệp, không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ xử lý nước và vệ sinh thích hợp, cơ sở hạ tầng của hệ thống ống nước lỗi thời, cũ kỹ…

Các vấn đề môi trường toàn cầu

Các vấn đề môi trường toàn cầu chiếm tới hơn 12,6 triệu ca tử vong mỗi năm, theo dữ liệu của WHO. Cùng với các vấn đề được đề cập ở trên, các yếu tố như ô nhiễm đất, bức xạ tia cực tím và mất đa dạng sinh học… cũng là các vấn đề môi trường đáng lo ngại trên toàn thế giới.

Theo đó, có hơn 100 bệnh và các chấn thương có thể liên quan trực tiếp tới các vấn đề môi trường. Thông thường, những vấn đề này có tác động nhiều nhất tới các cộng đồng nghèo, đã có các “lỗ hổng” đáng kể trong chăm sóc sức khỏe người dân.

Khói thuốc lá

Những phân tử độc hại trong khói thuốc lá có thể lơ lửng nhiều giờ sau khi hút. Nếu hít thở khói thuốc này thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe bạn theo nhiều cách.

Ung thư: Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 3000 người không hút thuốc lá nhưng chết do bệnh ung thư vì sống trong môi trường có nhiều khói thuốc gây ra. Những bệnh ung thư thường gặp là: ung thư xoang, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ung thư bàng quang.

Bệnh tim mạch: Hút thuốc thụ động cũng có hại cho tim mạch của người không hút thuốc như gây ra bệnh tim động mạch vành, tổn thương thành mạch, và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Có đến 35.000 người không hút thuốc lá chết vì bệnh tim mạch do khói thuốc mỗi năm tại Mỹ.

Bệnh phổi: Bệnh phổi mãn tính như viêm phế quản, hen suyễn có liên quan đến hút thuốc lá thụ động. Việc hạn chế hút thuốc thụ động không lại là chuyện dễ dàng. Hiện nay nhiều quốc gia đã đưa ra những luật nghiêm ngặt để ngăn cấm việc hút thuốc lá nơi làm việc, quán ăn hay những nơi công cộng và xử phạt gắt gao.

Độc chất trong nhà

Nhà chúng ta đang ở chứa vô số chất độc: chúng ở trong các vật liệu xây dựng, hóa chất trong sơn quét nhà, bụi mạt và các chất thải trong sinh hoạt hàng ngày như nấu

Bụi mạt

Là những con ve rất nhỏ, mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy, chúng sống trong nệm giường, khăn trải giường, thảm… Thức ăn của chúng là những tế bào chết rơi rụng từ cơ thể con người hoặc vật nuôi và các chất hữu cơ tìm thấy nơi chúng sống. Khi trưởng thành chúng lột bỏ lớp vỏ ra, lớp vỏ này cùng chất thải gây dị ứng cho  một số người làm ngứa mũi, mắt, thậm chí có thể gây cơn hen nặng. Loài mạt chỉ sống được trong môi trường có độ ẩm trên 70%, vì vậy giữ môi trường trong nhà khô ráo, vệ sinh chăn mền, hút bụi thường xuyên là biện pháp ngăn ngừa bụi mạt.

Nấm mốc sinh ra độc tố

Tuy không phải là tất cả nhưng nhiều loại nấm mốc có thể sản sinh những độc tố có thể tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như:

Hệ mạch máu: làm tăng tính dễ vỡ của mạch máu, gây xuất huyết trong mô tế bào (ví dụ aflatoxin, satratoxin, roridins).

Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói, xuất huyết tiêu hóa, hoại tử gan, xơ gan (aflatoxin) hoặc ăn mòn niêm mạc tiêu hóa như T-2 toxin, gây chán ăn như vomitoxin.

Hệ hô hấp: suy hô hấp, xuất huyết ở phổi (trichothecenes).

Hệ thần kinh: run, chứng thất điều vận động, trầm cảm, nhức đầu (ví dụ tremorgens, triclothecenes).

Hệ niệu: gây độc cho thận (ochratoxin, citrinin).

Hệ sinh dục: vô sinh, rối loạn kinh nguyệt (T-2 toxin, zeazalenone).

Hệ miễn dịch: bị suy giảm  (nhiều loại mycotoxins).

Độc tố từ các đồ dùng trong nhà

Chiếm đến 90% trường hợp ngộ độc ở Mỹ . Các hóa chất độc hại thường được tìm thấy trong chất keo dính, sơn, nguyên liệu làm thảm trải sàn, nệm ghế, sản phẩm làm từ gỗ, sản phẩm vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa.

Bạn đang đọc bài viết Tìm hiểu các yếu tố môi trường tác động tới sức khỏe con người. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.