Thứ sáu, 26/04/2024 06:38 (GMT+7)

Tin môi trường ngày 15/3: Hoang mang vì nguồn nước đen lan rộng

MTĐT -  Thứ năm, 15/03/2018 17:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Huyện Văn Giang (Hưng Yên) chất thải chăn nuôi đầu độc môi trường, thức ăn tôm đang “đầu độc” vịnh Xuân Đài (Phú Yên)… là một số tin môi trường trong ngày.

Văn Giang (Hưng Yên): Chất thải chăn nuôi đầu độc môi trường

Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn đã mang lại công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người dân ở Văn Giang.

Nhiều hộ gia đình đã đẩy mạnh đầu tư chuông trại với quy mô vừa và lớn, từ vài trăm con đến hàng nghìn con. Tuy nhiên hầu hết chất thải từ các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn lại chưa được sử lý như làm hầm Biogas, chôn lấp rác thải… mà một lượng lớn chất thải đang xả trực ra các kênh mương xung quanh. Hoạt động xả thải chăn nuôi này đang gây ô nhiễm lớn cho môi trường sống của cộng đồng dân cư nơi đây.

Theo ghi nhận của PV báo Dân sinh tại thôn Đan Nhiễm (thị trấn Văn Giang), những kênh mương nơi đây chứa đầy nước thải, bốc mùi hôi thối chạy quay các khu vực chăn nuôi và tràn ra các cánh đồng xung quanh.

Người dân địa phương cho biết, hệ thống kênh mương này trước đây được sử dụng để dẫn nước cho các ruộng lúa và hoa màu. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây hoạt động chăn nuôi xả thải khiến các kênh mương này trở nên ô nhiễm và tắc ứ. Những người dân canh tác hoa màu phải dùng giếng khoan bơm nước ra vườn mới có thể trồng trọt được.

Nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi cứ ngày một tăng lên khiến các con kênh trở nên ùn ứ không có lối thoát. Dẫn đến hiện tượng nước thải chảy ngược trở lại những khu vực đất trũng của bà con, khiến nhiều diễn tích đất không thể sử dụng phải bỏ hoang.

Nhiều trang trại chăn nuôi tại Văn Giang gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Báo Dân sinh.

Hoài Nhơn - Bình Định: Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở xã Hoài Mỹ, Hoài Hải

Theo báo TN&MT, việc nuôi tôm ồ ạt ở hai xã Hoài Mỹ và Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn) đã khiến môi trường nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong khi đó, chính quyền các địa phương vẫn chưa có giải pháp khả thi để khắc phục tình trạng này.

Ông Đặng Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, cho biết, trên địa bàn 2 xã Hoài Mỹ và Hoài Hải hiện có 2 vùng nuôi tôm; trong đó, khu vực nuôi tôm ở khu vực Bắc Lý, thôn Công Lương có diện tích 19 ha nằm trong vùng nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học thuộc Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững và vùng nuôi tôm tự do nằm dọc đầm Nam Lý, thôn Công Lương với diện tích 18 ha.

Đáng nói, ở khu vực tôm nuôi được quy hoạch nằm trong vùng nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học ở Bắc Lý dù được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống ao xử lý nước thải. Tuy nhiên, thay vì người nuôi thực hiện việc xử lý nước thải theo quy trình đã được hướng dẫn thì họ chọn cách xả thẳng nước và chất thải chưa qua xử lý ra ngoài kênh mương, ao hồ khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm kéo dài.

Đáng nói, vùng nuôi tôm này được ngăn cách với các khu dân cư ở thôn Kim Giao Trung, Kim Giao Nam, xã Hoài Hải bằng con kênh rộng chừng 100m. Do vậy, mỗi khi nước, chất thải nuôi tôm được hộ nuôi xả ra đã phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân tại địa phương.

Việc nuôi tôm ồ ạt gây ô nhiễm môi trường tại Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: Báo TN&MT.

Hà Nội: Xử phạt 588 cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Ông Lê Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội cho biết, trong năm 2017, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn TP Hà Nội đã kiểm tra, thanh tra tại 2161 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 588 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 16,5 tỷ đồng.

Tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ tại Thành ủy Hà Nội diễn ra vừa qua, sở TNMT Hà Nội đã có báo cáo một số kết quả nổi bật trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô năm 2017 và một một số nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp năm 2018.

Ông Lê Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội cho biết, trong năm 2017, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã kiểm tra, thanh tra tại 2161 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 588 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 16,5 tỷ đồng.

Cùng với đó, các đơn vị đã tiến hành rà soát, kiểm tra và xác định các điểm đen về ô nhiễm môi trường trên địa bàn 21/30 quận, huyện, thị xã và phát hiện 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường.

Cũng theo ông Định, để phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu các nguồn phát sinh và kiểm soát các nguồn khí thải gây ô nhiễm, TP đã thực hiện việc trồng nhiều cây xanh, luỹ kế đến nay là hơn 500 nghìn cây xanh, đạt trên 50% mục tiêu Chương trình trồng 1 triệu cây xanh; Đã cắt tỉa hơn 20 nghìn cây bóng mát địa bàn thuộc phân cấp Thành phố quản lý.

Đồng thời, TP cũng triển khai Chương trình sử dụng bếp cải tiến thay thế bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

An Giang: 150.000 người dân Bảy Núi thiếu nước sinh hoạt

Theo báo Nông nghiệp thông tin, Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết, mùa khô hạn năm nay các xã của 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc vùng Bảy Núi phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt kéo dài khoảng 2 tháng, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2018. Số dân bị thiếu nước sinh hoạt khoảng 150.000 người.

Mặc dù được Trung tâm Nước sạch & VSMTNT và Cty CP Điện- nước An Giang đầu tư nâng công suất mở rộng các tuyến ống, đấu nối, điều tiết nước từ các trạm cấp nước lân cận cấp tiếp cho các trạm cấp nước có nguồn nước bị ảnh hưởng thiếu nước nghiêm trọng nhưng vẫn không đảm bảo đủ nước cho người dân vùng Bảy Núi.

Ngành chức năng yêu cầu người dân thường xuyên theo dõi thông tin, kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước tưới, hướng dẫn bà con cách bơm lấy nước tưới khi bị xâm nhập mặn và rửa mặn. Đồng thời chuẩn bị phương án thiết kế đắp đập tạm, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị,… sẵn sàng đắp đập tạm khi có mặn xâm nhập.

Hàng ngàn người dân Bảy Núi thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: Báo Nông Nghiệp.

Thức ăn tôm đang “đầu độc” vịnh Xuân Đài

Thời báo KTSG đưa tin, gần tháng nay, tôm hùm nuôi ở vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) bị bệnh, ngắc ngư trồi đầu lên, người nuôi bán đổ bán tháo. Theo nhận định của ngành chức năng, nguyên nhân là mật độ nuôi dày quá tải, thức ăn tôm đang “đầu độc” vịnh Xuân Đài dẫn đến nguồn nước ô nhiễm nặng.

Vịnh Xuân Đài trải dài từ phường Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Yên và xã Xuân Phương. Nơi đây được nhiều người biết đến là “thủ phủ tôm hùm” của Phú Yên và của cả nước khi có tới 29.000 lồng nuôi (mỗi lồng nuôi 50-70 con), chủ yếu là tôm hùm bông (sao) và tôm xanh. Những ngày qua, ngày nào ở đây cũng có tôm hùm chết do bệnh sữa, bệnh cứng vỏ.

Ông ông Lê Minh Lộc, người nuôi tôm hùm ở phường Xuân Thành than vãn: “Gần tháng nay, tôm hùm “rớt” rất nhiều vì bệnh, có bữa bè nuôi của tôi có 12 con tôm hùm ngắc ngư trồi đầu lên vì bệnh sữa.

Theo kinh nghiệm của người nuôi tôm hùm, tôm khỏe mạnh thì lanh, càng que nó “gãi” (làm vệ sinh quanh vỏ sạch mình mẫy) thì không có vi sinh vật nào bám được. Còn tôm đừ thì bị hàu chỉ, vi sinh vật “bó” vỏ riết rồi chết.

Ảnh: Thời báo KT Sài Gòn.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, có chuyến khảo sát vùng nuôi tôm vịnh Xuân Đài nhận định, những con tôm này yếu, nó đang bị ký sinh. Điều này dẫn đến việc hấp thu oxy thấp. Con tôm sẽ dần dần bỏ ăn rồi chết.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, từ đầu năm đến nay bệnh sữa xảy ra trên tôm hùm nuôi lồng ở Sông Cầu ở tất cả các loại tôm, trong đó, tôm hùm bông có tỉ lệ chết cao hơn hẳn. Ước tỷ lệ tôm hùm chết do bệnh sữa khoảng 10%, cá biệt có một số lồng tôm hùm bông bị nhiễm bệnh sữa chết khoảng 20-30%.

Ông Nguyễn Minh Phát, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho biết, qua kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh do mật độ lồng nuôi dày làm lưu tốc dòng chảy kém, cản trở sự lưu thông nước. Môi trường nuôi bị ô nhiễm do chính hoạt động nuôi trồng thủy sản, các chỉ số môi trường vượt ngưỡng cho phép.

Bình Chánh (TP. HCM): Lo lắng vì nguồn nước đen lan rộng

Báo Pháp luật TP. HCM đưa tin, ngày 15/3, Văn phòng UBND TP.HCM cho hay lãnh đạo UBND TP đã chỉ đạo nhiều đơn vị liên quan khẩn trương rà soát các nguồn thải gây ô nhiễm trên địa bàn huyện Bình Chánh để đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời.

Trước đó, UBND huyện Bình Chánh có báo cáo phản ánh về tình trạng nguồn nước trên sông Chợ Đệm thường xuyên chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối trong thời gian gần đây.

Nhiều con kênh tại huyện Bình Chánh chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối. Ảnh: PL TP. HCM

Dòng nước ô nhiễm đang lan rộng từ điểm tiếp giáp với quận 8 đến kênh Xáng Ngang thuộc địa bàn xã Bình Lợi và Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

Số liệu thống kê cho thấy tại hai xã nói trên có hơn 1.000 hộ dân đang nuôi cá và hơn 700 hộ dân trồng lúa, chủ yếu sử dụng nguồn nước từ kênh Xáng Ngang và trong thời gian qua đã có hiện tượng cá chết do nguồn nước ô nhiễm.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin môi trường ngày 15/3: Hoang mang vì nguồn nước đen lan rộng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.