Thứ năm, 28/03/2024 17:36 (GMT+7)

Tin môi trường ngày 20/6: Lý Sơn BVMT biển để phát triển du lịch

MTĐT -  Thứ tư, 20/06/2018 16:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lý Sơn: Bảo vệ môi trường biển, đảo để phát triển du lịch; Quốc tế cam kết tài trợ ĐBSCL hàng trăm triệu Euro chống biến đổi khí hậu… là một số tin môi trường hôm nay.

Yên Bái có thiết bị quan trắc tự động đầu tiên

Theo báo TN&MT đưa tin, đầu tháng 6, Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị quan trắc tự động. Trong thời gian tới, thiết bị này sẽ được kết nối về Sở TN&MT để quản lý một số thông số như: Bụi, khói…trước khi thải ra môi trường.

Ông Nguyễn Văn Đức - Giám đốc Nhà máy Xi măng, Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái cho biết: Thiết bị quan trắc tự động đã được nhà máy hoàn thành việc lắp đặt vào đầu tháng 6/2018 và đã cho vận hành nội bộ để có thể kiểm soát một số thông số như: Bụi, khói… Thiết bị này được lắp đặt theo công nghệ chuẩn Châu Âu với tổng kinh phí 1,7 tỷ.

Hơn nữa, hoạt động sản xuất của nhà máy luôn đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu. Trước khi nhà máy chưa lắp đặt hệ thống quan trắc hàng năm nhà máy luôn có kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, 1 năm/2 lần để tránh tình trạng ảnh hưởng đến môi trường.

Lý Sơn: Bảo vệ môi trường biển, đảo để phát triển du lịch

Với những lợi thế sẵn có, du lịch biển đảo là một trong những thế mạnh của huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Để phát triển du lịch bền vững, Lý Sơn đang nỗ lực hành động bảo vệ môi trường biển, đảo xanh- sạch- đẹp hơn trong mắt người dân và du khách.

Năm 2016, Lý Sơn thu hút 165.000 lượt khách, năm 2017 tăng lên 210.000 lượt khách, cán mốc tổng lượt khách đề ra vào năm 2020 theo Quy hoạch phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn và vượt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, do phát triển quá nhanh, công tác xử lý môi trường chưa được chú trọng khiến huyện đảo Lý Sơn trở thành một “túi rác” ngay giữa vùng biển. Nhiều khu vực dân cư, đường giao thông, bờ biển tràn ngập rác thải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan vùng biển đảo hoang sơ, thanh bình.

Nhiều loài sinh vật quý hiếm, có giá trị cao như san hô đen, hải sâm, tôm hùm,… gần như bị tuyệt diệt, thảm thực vật dưới đáy biển hầu như biến mất.

Trước nguy cơ thiên đường xanh sẽ biến mất, chính quyền và nhân dân huyện đảo Lý Sơn đang nỗ lực hành động để xây dựng đảo Lý Sơn trở thành một hòn đảo xanh- sạch- đẹp hơn trong mắt người dân và du khách.

Nhằm làm sạch môi trường biển Lý Sơn, thời gian qua hàng trăm chiến sĩ và các bạn trẻ đến từ nhiều Câu lạc bộ (CLB) môi trường, trường học đã ra quân thu gom rác thải, làm sạch môi trường biển tại các tuyến đường và các điểm du lịch trên đảo.

Song song với hoạt động dọn rác, các CLB thiện nguyện vì môi trường còn bố trí hệ thống thùng rác chuyên dụng và treo các băng rôn kêu gọi người dân bỏ rác đúng nơi quy định dọc tuyến đường biển và các điểm du lịch trên đảo. Hành động nhỏ của các bạn trẻ đã góp phần lan tỏa tinh thần vì màu xanh của biển đến người dân trên đảo và khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường.

Kiên Giang: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Thực hiện chương trình “Bảo vệ môi trường đối với thuốc bảo vệ thực vật” do Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang tổ chức ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, nhiều bà con nông dân đã nâng cao nhận thức thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Các loại rác thải từ hoạt động nông nghiệp như: Vỏ chai, túi ni lon, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng xếp vào loại rác thải rắn độc hại vì chúng có chức chất hóa học ảnh hưởng môi trường và sức khỏe con người. Trước đây, bà con nông dân hay vứt các loại rác thải trên tại đồng ruộng, ao, hồ, vườn… sau khi sử dụng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái ở nông thôn.

Để thay đổi tập quán này, các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân hug om, làm hồ chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều hộ tự phân loại rác thải và đào hố chôn hoặc đốt rác thải nông nghiệp qua sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường. Thông thường, bà con hug om vỏ chai, thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào hồ chứa tại nhà, những chai thuốc bảo vệ thực vật chưa sử dụng hết sẽ thấm vào đất ảnh hưởng đến nguồn nước. Trường hợp đốt bao bì thuốc bảo vệ thực vật sẽ tạo nên khói độc ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh và cộng đồng dân cư.

Theo đó, thông qua chương trình “Bảo vệ môi trường với thuốc bảo vệ thực vật”, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh đã giúp bà con nông dân hình thành ý thức bảo vệ môi trường: Thu gom bao vì, bỏ chai trên đồng ruộng đến nơi tiêu hủy an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoàn 2012 – 2017, Chi cục đã xây dựng mô hình hug om bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng tại các huyện, với tổng diện tích 249ha.

Yên Bái: Hiệu quả từ mô hình thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật

Theo MT&CS đưa tin, sau 2 năm Sở TN&MT tỉnh Yên Bái triển khai khai mô hình mẫu về thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc nâng cao ý thức cho người dân về công tác bảo vệ môi trường.

Mô hình thu gom bao gói thuốc BVTV được triển khai vào tháng 8/2016 tại 5 thôn của xã Báo Đáp với 20 bể thu gom. Các bể thu gom đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, không để nước mưa vào trong bể thu gom. Sau khi vỏ thuốc BVTV đã sử dụng được bà con đưa vào bể thu gom và được vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời bà con tại đây cũng thường xuyên được cán bộ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc sử dụng thuốc BVTV. Không còn tình trạng vỏ gói thuốc BVTV vứt tràn lan tại các khu vực ruộng lúa, khe suối, mương tưới tiêu…người dân cũng không tự ý đốt hay chôn lấp không đúng quy định như trước kia.

Quốc tế cam kết tài trợ ĐBSCL hàng trăm triệu Euro chống biến đổi khí hậu

ĐBSCL đã và đang được quốc tế cam kết tài trợ hàng trăm triệu Euro để thực hiện các dự án phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, theo VTV, EU tài trợ các tỉnh Bạc Liêu, An Giang, thành phố Cần Thơ 108 triệu Euro để thực hiện "Chương trình hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo". Tỉnh Cà Mau chuẩn bị triển khai dự án "Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn" bằng vốn vay của Ngân hàng KfW (Đức) với kinh phí 331 tỉ đồng.

Chính phủ Đức cũng viện trợ không hoàn lại 5,1 triệu Euro cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện hai dự án "Quản lý bền vững hệ sinh thái vùng ven biển Bạc Liêu" và "Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học". 

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin môi trường ngày 20/6: Lý Sơn BVMT biển để phát triển du lịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.