Thứ sáu, 29/03/2024 02:10 (GMT+7)

Tin môi trường ngày 26/10: Xử lý hồ nước ô nhiễm bằng công nghệ mới

MTĐT -  Thứ năm, 26/10/2017 18:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường ngày 26/10: Phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất, Hà Nội xử lý 80 hồ nước ô nhiễm bằng công nghệ mới, Biến đổi khí hậu, thiên tai và nhân tai diễn ra ngày càng khốc liệt...

Phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất

Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất” tại Hà Nội, do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI) phối hợp với Trường Đại học Mỏ - Địa chất và Viện Khoa học địa chất và tài nguyên Liên Bang Đức (BGR) tổ chức ngày 26/10.

Tại Hội thảo TS. Vũ Thanh Tâm đã chỉ ra một số tác động tiêu cực do hoạt động khai thác nước ngầm, đó là: hạ thấp mực nước ngầm ở phạm vi vùng; sụt lún đất, đặc biệt tại các khu đô thị; nước ngầm vùng duyên hải bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển; ô nhiễm nước ngầm do các nguồn nước mặt ô nhiễm thẩm thấu xuống. “Đây chính là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt do sự thiếu kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng nước dưới đất”

PGS TS. Nguyễn Văn Lâm, Đại học Mỏ - Địa chất cũng đã đề xuất giải pháp để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước ngầm “cần xây dựng nguồn phổ cập nước dưới đất đặc biệt là tại khu vực ĐBSCL; bổ sung nhân tạo nước dưới đất; xử lý nước thải tuần hoàn, tái sử dụng tiết kiệm nguồn nước”.

Lực lượng chức năng xử lý nước Hồ Tây sau vụ cá chết hàng loạt  (Ảnh minh họa)

Hà Nội xử lý 80 hồ nước ô nhiễm bằng công nghệ mới

Với mong muốn phục hồi "lá phổi xanh" của thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã quyết định sử dụng một loại chế phẩm mới để xử lý chất lượng nước tại các hồ ô nhiễm. Loại chế phẩm có tên gọi Redoxy-3C, công nghệ được sản xuất theo đơn đặt hàng của UBND TP Hà Nội từ Cộng hòa Liên bang Đức, được xem là một loại chế phẩm thân thiện với môi trường và có hiệu quả tức thì chỉ sau 24h.

Hiện tại, trên toàn thành phố đã có hơn 80 hồ nước được xử lý. Theo đơn vị kiểm tra, giám sát, việc sử dụng chế phẩm Redoxy-3C đã cho những kết quả khả quan. Tại hồ Đống Đa, một tháng sau khi được xử lý bằng chế phẩm mới, người dân ở đây cũng đã nhận thấy những sự chuyển biến tích cực của môi trường nước. Tuy nhiên để giữ cho những hồ này tiếp tục trong, sạch, ý thức giữ gìn của người dân là điều hết sức quan trọng.

Biến đổi khí hậu, thiên tai và nhân tai diễn ra ngày càng khốc liệt

Biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 245 người chết và mất tích, thiệt hại chỉ riêng về kinh tế đã hơn 26 ngàn tỷ đồng.

Hậu quả nặng nề của đợt lũ lụt vừa qua là một bài học nhãn tiền và cả xã hội đang phải gồng sức lên chịu đựng. Trận mưa lũ cách đây một tuần tại Thanh Hóa đã khiến gần 18.000 hộ dân bị ngập, 15 người không bao giờ trở lại, 5 người mất tích. Trong 10 năm trở lại đây, đây là trận mưa lũ lớn và bất thường nhất từng xảy ra tại địa phương này.

Trong tháng 10/2017, sạt lở 20 ha đất đồi núi tại Lâm Đồng - điều chưa từng xảy ra. Bà Rịa - Vũng Tàu núi lớn sạt lở khủng khiếp trong mưa.

TP.HCM, các tỉnh miền Tây tháng nào cũng ngập với mốc kỷ lục so với các năm. Trận mưa lũ lịch sử lớn nhất trong vòng 10 năm qua tại miền Trung và miền Bắc, làm 73 người thiệt mạng, mất tích.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 9 tháng đầu năm 2017, dù Thủ tướng đã ra lệnh đóng cửa rừng, cả nước vẫn xảy ra 1.700 vụ phá rừng trái pháp luật. Chỉ tính riêng tại Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay, hơn 1.200 ha rừng đã biến mất.

Khen thưởng người cầm loa chạy khắp làng kêu gọi bà con chạy lũ

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa ký quyết định khen thưởng thành tích đột xuất cho ông Nguyễn Xuân Đạm - Trưởng trạm Khí tượng Thủy văn Mù Căng Chải (Yên Bái) và ông Cà Văn Biên - Trưởng bản Huổi Nặm (xã Nậm Păm, huyện Mường La, Sơn La) vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác dự báo khí tượng thủy văn và phòng tránh thiên tai.

Trước tình hình mưa lũ nguy hiểm từ 21h30 ngày 2/8 đến sáng ngày 3/8, trên địa bàn một số xã của huyện Mường La, ông Cà Văn Biên- Trưởng bản Huổi Nặm đã chủ động dùng loa chạy khắp bản để thông báo và kêu gọi bà con nhân dân trong bản sơ tán, di dời và chạy thoát khỏi đợt lũ ống, lũ quét trong đêm 2/8. Việc này đã góp phần làm giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người dân trong bản. Nhờ vậy, cả bản chỉ có 1 người bị thương.

Bạn đang đọc bài viết Tin môi trường ngày 26/10: Xử lý hồ nước ô nhiễm bằng công nghệ mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

TRANG TRIỆU (TH)

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.