Thứ ba, 16/04/2024 14:11 (GMT+7)

Tin MT ngày 18/6: Đỉnh Everest thành núi rác trên cao của thế giới

MTĐT -  Thứ hai, 18/06/2018 16:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đỉnh Everest trở thành núi rác trên cao của thế giới; Thái Nguyên: Mang công nghệ đốt lốp lên vùng cao sản xuất… là một số tin môi trường trong ngày.

Thái Nguyên: Mang công nghệ đốt lốp lên vùng cao sản xuất

Theo Thời báo doanh nhân, người dân tại xã La Hiên và xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên phản ánh, thời gian qua trên địa bàn thường xuyên phát tán mùi khét nồng nặc, gây khó thở buồn nôn, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt, nhiều lần kiến nghị tới các cấp chính quyền nhưng cho tới nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Theo người dân, nguyên nhân ban đầu được cho là do hoạt động của Công ty TNHH công nghiệp Hải Bình, nằm giấu mình trong một thung lũng hẹp bao phủ bởi đồi núi, trên phần diện tích đất được cho thuê lại của một hộ dân trong xã, đất chưa chuyển đổi mục đích nhưng không hiểu vì sao nhà máy được xây dựng hoạt động để tái chế chất thải công nghiệp, xả khói bụi, nước thải ra môi trường?.

Lốp thải từ khắp nơi đổ về tập kết tại đây, sau khi được băm nhỏ cho vào lò, lốp được đốt cháy liên tục gây mùi khét, vào ban đêm và sáng sớm khói từ lò đốt không bay được lên cao, tản mát dưới những ngọn cây khiến bầu không khí càng trở lên ngột ngạt hơn bao giờ hết.

Lốp thải từ khắp nơi đổ về tập kết. Ảnh: Thời báo doanh nhân. 

Làng nghề Phùng Xá và bài toán ô nhiễm

Làng nghề phát triển giúp nhiều làng quê chuyển mình, đời sống người dân sung túc. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là ô nhiễm đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Theo thông tin trên VTC, Phùng Xá là một làng nghề dệt nhuộm của huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nghề dệt ngày một phát triển, mang lại nguồn thu nhập chính và góp phần nâng cao đời sống của người dân nơi đây.

Hiện sản phẩm của làng nghề ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Nhiều lô hàng bắt đầu xuất ngoại. Những công xưởng đã mọc lên để đáp ứng cho quá trình tẩy nhuộm. Tuy nhiên, đồng hành với đó là sắc màu từ hóa chất ô nhiễm để lại cho dòng sông.

Đỉnh Everest trở thành núi rác trên cao của thế giới

Khi leo tới đỉnh Everest, cảm giác tự hào của bất cứ người leo núi nào cũng có thể biến mất khi chứng kiến cảnh tượng một bãi rác trên cao đúng nghĩa. Lều huỳnh quang, thiết bị leo núi dư thừa, vỏ bình oxy... và hàng loạt những vật dụng khác bị vứt lăn lóc và tràn ngập khắp những sườn núi, trải dài trên khu vực đỉnh núi có độ cao gần 8.500m.

Ông Graham Hoyland - tác giả cuốn Last Hours on Everest nói: “Leo đỉnh Everest giờ không còn là một trải nghiệm hoang dã nữa mà giống như thưởng thức McDonald's vậy”.

Ô nhiễm rác thải trên đỉnh Everest được cho là sẽ ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Internet. 

Sự tan chảy của băng càng làm lộ ra những đống rác trước đó vốn bị chôn sâu. Nhằm giải quyết vấn nạn này, Nepal đã đề ra quy định bắt buộc mỗi đội để lại khoản tiền gửi trị giá 4.000 USD trước khi tiến hành leo núi. Khoản tiền này sẽ được hoàn trả, nếu mỗi nhóm thu gom được ít nhất 8kg rác thải trên núi.

Với cách làm trên, số lượng rác được thu gom trong năm 2017 tại đỉnh Everest nặng hơn 40 tấn, tương đương với 3 xe bus hai tầng.

Tuy nhiên, ô nhiễm rác thải trên Everest được cho là sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu như việc thương mại hóa hoạt động leo núi Everest đang có xu hướng ngày càng phổ biến như hiện nay.

Tuổi trẻ Công an Sóc Trăng chung tay “Bảo vệ dòng sông quê hương”

Thực hiện chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè và hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” năm 2018, ngày 18/6, tuổi trẻ Công an Sóc Trăng, phối hợp với tuổi trẻ Trường Quân sự Quân khu 9, tổ chức hoạt động “Bảo vệ dòng sông quê hương”, trên địa bàn phường 6, TP Sóc Trăng.

Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp

Theo VTV đưa tin, tình trạng sạt lở xảy ra ở 13 tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi năm sạt lở tại Đồng bằng sông Cửu Long đã lấy đi 500 ha đất tại khu vực này.

Tình trạng sạt lở xảy ra ở 13 tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau.

Hiện, ĐBSCL có đến 42 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Ảnh: Thanh Niên. 

Mới đây, sạt lở vừa xảy ra tại ấp Lạch Vàm, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tuy không có thương vong về người nhưng đã nhấn chìm nhà của 3 hộ dân xuống lòng sông và làm hư hỏng khoảng 30m đường bê tông.

Còn tại Vĩnh Long, từ năm 2017 đến tháng 5 năm nay, toàn tỉnh đã xảy ra 130 điểm sạt lở trên sông chính, sông lớn và nội đồng, làm mất gần 12 km đất ven sông. Có hơn 890 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp, trong đó 58 hộ mất đất và hư hại nhà cửa cần bố trí di dời.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 562 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở, với tổng chiều dài gần 800 km, trong đó có 42 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Theo đó tổng kinh phí cần đầu tư gần 7.000 tỷ đồng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin MT ngày 18/6: Đỉnh Everest thành núi rác trên cao của thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới