Thứ bảy, 20/04/2024 01:51 (GMT+7)

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Giá trị còn mãi

MTĐT -  Chủ nhật, 10/04/2022 09:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giỗ Tổ Hùng Vương gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành biểu tượng tôn kính, thiêng liêng, quy tụ và gắn bó người dân đất Việt.

Giỗ Tổ Hùng Vương đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt

Hôm nay, mồng 10 tháng 3 Âm lịch (ngày 10/4/2022), Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trên cả nước, trong đó Khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) trên núi Nghĩa Lĩnh là trung tâm, diễn ra phần lễ theo nghi thức truyền thống trang nghiêm và phần hội sôi nổi, đặc sắc. Người dân cả nước hướng về Đền Hùng, nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam để tỏ lòng biết ơn, tri ân tiên tổ.

tm-img-alt
Ngày 10/3 Âm lịch hàng năm, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trọng thể tại Khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) trên núi Nghĩa Lĩnh.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay càng đặc biệt vì "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" tròn 10 năm được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đến thời điểm hiện tại, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản đầu tiên ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Theo ông Nguyễn Tiến Khôi, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử tỉnh Phú Thọ, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng từ ngàn đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Người dân Việt Nam vẫn truyền tụng câu ca từ đời này qua đời khác: Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba/ Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm. Đền Hùng gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cao nhất của người Việt.

Tròn 10 năm, "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" vươn tầm nhân loại và tín ngưỡng này vẫn đang được gìn giữ, phát triển. TS. Nguyễn Huy Phòng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) đánh giá, về với đất Tổ, hòa trong không khí linh thiêng, trầm mặc của khu Di tích lịch sử Đền Hùng trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, mỗi người dân như được tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để viết tiếp những trang sử mới cho dân tộc, đất nước.

Thành tâm hướng về Ngày Giỗ Tổ, mỗi chúng ta càng ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm cá nhân với cội nguồn lịch sử; gắn bó sâu nặng với quê hương, Tổ quốc mình.

tm-img-alt
Nghi thức tế lễ tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: TTXVN)

Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung một cội nguồn.

Bao đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng các Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Ngoài ra, còn có rất nhiều đình, đền, miếu… thờ cúng Hùng Vương, vợ con và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Các thế hệ người dân Việt Nam hôm nay và mai sau ngày càng biết trân trọng và giữ gìn những thành quả mà ông cha để lại, tự hào về quá khứ của dân tộc mình.

Phát huy giá trị, bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong thời đại mới

Theo số liệu thống kê, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện có 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Riêng tỉnh Phú Thọ hiện có 345 di tích thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương. Tỉnh Phú Thọ đã kết hợp đầu tư của Nhà nước với việc tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ các tập quán xã hội, nghi lễ và quan tâm tu bổ, tôn tạo, phục hồi gần trăm di tích thờ Hùng Vương ở các xã vùng ven Khu di tích lịch sử Đền Hùng và trên địa bàn tỉnh.

tm-img-alt
Tỉnh Phú Thọ đã đưa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào giảng dạy chính khóa trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh.

Theo ông TS. Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, đến nay, nhiều cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã xây dựng đền thờ Hùng Vương để thực hành tín ngưỡng. Họ xin những mẫu phục, nghi thức, xin nước và chân hương từ Đền Hùng về thờ tự tại văn phòng sứ quán các nước, tạo hiệu ứng lan tỏa rất tốt. Cùng với đó là sự hỗ trợ cho các địa phương trong nước tiếp cận, xây dựng, tu bổ di tích và phục hồi các không gian văn hóa; hướng dẫn thực hành các nghi thức tín ngưỡng theo đúng nghi thức truyền thống của di sản.

Một trong những cách bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là tỉnh Phú Thọ đã đưa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào giảng dạy chính khóa trong các nhà trường. Ông Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, ngành giáo dục địa phương đã đưa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào giảng dạy chính khóa trong các trường phổ thông thông qua các bộ môn như: Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc...

Hiện nay, 100% các cấp học tại tỉnh Phú Thọ đều thực hiện tích cực mô hình "Trường học gắn với di sản". Đặc biệt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được biên soạn và đưa vào Chương trình Giáo dục địa phương của tỉnh Phú Thọ theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới từ năm học 2021 – 2022. Điều này đã góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa truyền thống, lịch sử của dân tộc. Từ đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa quý báu đó.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Giá trị còn mãi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...