Thứ sáu, 19/04/2024 22:55 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 17/3/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 17/03/2023 16:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 17/3/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 17/3/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Bộ GTVT chính thức đề xuất miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới mới

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn, thời gian ban hành trong tháng 3/2023.

Bộ GTVT cho biết để quy định nhanh chóng đi vào thực tế, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân và doanh nghiệp, việc xây dựng Thông tư nêu trên theo trình tự, thủ tục rút gọn là hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết "Trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn".

tm-img-alt

Bộ GTVT chính thức đề xuất miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới mới. (Ảnh: Internet)

Trước đó, ngày 8/3, Bộ GTVT đã có công văn gửi Bộ Tư pháp xin ý kiến về việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021/TTBGTVT theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Ngày 10/3, Bộ Tư pháp có Công văn thống nhất với việc cần sớm sửa đổi quy định hiện hành để miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới mới và đề nghị Bộ GTVT bổ sung giải trình rõ hơn về nội dung dự kiến điều chỉnh khác trong dự thảo Thông tư. Về ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ GTVT đã tiếp thu, thuyết minh làm rõ sự cần thiết của việc điều chỉnh.

Thái Nguyên: Nâng cấp thành phố Sông Công trở thành đô thị loại II

Xác định tầm quan trọng của hạ tầng giao thông trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như đô thị, gần đây, thành phố Sông Công đã tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng giao thông, mở rộng liên kết với các vùng lân cận.

Theo đó, Dự án tuyến đường du lịch Sông Công – Núi Cốc trị giá trên 320 tỷ đồng được xem là điểm nhấn quan trọng. Từ đây, tăng cường kết nối phố Sông Công với Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên và các khu vực lân cận, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị để mở rộng không gian đô thị về phía Tây Bắc, tạo tiền đề để thành phố Sông Công tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư.

tm-img-alt

Nâng cấp thành phố Sông Công trở thành đô thị loại II

Dự án đường Thắng Lợi kéo dài được xây dựng mới hoàn toàn với tổng mức đầu tư trên 340 tỷ đồng, nối trung tâm thành phố với Quốc lộ 3 cũng là điểm nhấn quan trọng. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,4km, nền đường rộng 60m, mặt đường 30m, vỉa hè mỗi bên 6m.

Ngoài ra, đường Sông Công - Núi Cốc, những năm gần đây, thành phố Sông Công đã xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường nội thị, nối các xã, phường, như: Đường Cách mạng Tháng Tám nối dài ĐT262 1,8km; mở rộng nâng cấp tuyến đường Lương Sơn 2,4km; đường Trần Phú 2km; đường Thống Nhất kéo dài 0,9km; đường đô thị dọc sông Công 2km; đường vành đai khu công nghiệp 2,5km...

Để tạo ra bước đột phá lớn về giao thông, ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước, thành phố đã đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP - hình thức hợp đồng BT đối với một số tuyến đường nội thị trên địa bàn. Thành phố còn triển khai nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Hà Nội sắp lập quy hoạch huyện Sóc Sơn lên thành phố

Trước mắt đến năm 2030 xác định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, định hướng phát triển quy hoạch Sóc Sơn là huyện ưu tiên phát triển các ngành thương mại – du lịch (phát triển mạnh logistic), công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sinh thái. Huyện có hạt nhân phát triển đô thị gồm Đô thị vệ tinh Sóc Sơn (được phát triển từ thị trấn Sóc Sơn mở rộng về phía Nam đến sân bay quốc tế Nội Bài) và thị trấn Nỉ (thị trấn thành lập mới ở phía Bắc huyện).

Giai đoạn sau 2030, xác định các tính chất, chức năng phù hợp để phát triển cùng các huyện Đông Anh, Mê Linh thành Thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Nội dung này sẽ được cụ thể hóa khi định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được thông qua.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Việc lập quy hoạch sẽ lựa chọn các chỉ tiêu về sử dụng đất theo từng giai đoạn 10 năm, 20 năm cho khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu vực đặc thù trên cơ sở tính toán, xác định cụ thể theo luận cứ và tham khảo, cập nhật số liệu các quy hoạch có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng huyện Sóc Sơn khoảng 30.551,49ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 512.000 người, đến 2040 khoảng 567.400 người, đến năm 2050 khoảng 631.000 người.

Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị, các số liệu và chỉ tiêu cụ thể sẽ được xác định chính xác theo từng giai đoạn tại Đồ án nghiên cứu Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sóc Sơn.

UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan thực hiện phải hoàn thành việc lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Sóc Sơn không quá 12 tháng.

Đề xuất hơn 8.000 tỷ đồng xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Ngày 16/3, thông tin từ UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, tỉnh này vừa trình Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương này làm cơ quan chủ quản Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng, đoạn qua Ninh Bình.

Theo nội dung trình Thủ tướng Chính phủ, dự án này qua Ninh Bình dài 25,4 km, có điểm đầu tại nút giao Mai Sơn giao với tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Mai Sơn – QL 45, điểm cuối là cầu vượt sông Đáy (cầu Tam Tòa) nối 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

UBND tỉnh Ninh Bình đề xuất dự án bắt đầu từ nút giao Mai Sơn, tuyến vượt qua QL 1A và đường sắt Bắc – Nam, đi qua địa phận 2 huyện Yên Mô và Yên Khánh, giao với QL 10 tại vị trí cuối tuyến tránh Yên Ninh, huyện Yên Khánh và kết nối vào cầu vượt sông Đáy (cầu Tam Tòa) nối 2 tỉnh Ninh Bình, Nam Định) để sang tỉnh Nam Định.

Dự án được đầu tư xây dựng tuyến cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120 km/h, bề rộng nền đường 24,75m, bề rộng mặt đường 15 m. Hình thức đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng, đoạn qua Ninh Bình là đầu tư công.

Quảng Ninh kiến nghị xem xét thu hồi dự án đường sắt Yên Viên-Cái Lân

Sau nhiều năm dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân bị “treo" gây bức xúc cho người dân vùng dự án, mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản kiến nghị đến Bộ Giao thông vận tải xem xét thu hồi chủ trương đầu tư nếu chưa được sớm khởi động lại.

Mới đây, Ông Cao Tường Huy - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký văn bản số 518/UBND-GT1 về việc giải quyết vướng mắc đối với Tiểu dự án đường sắt Phả Lại-Hạ Long gửi Bộ Giao thông vận tải để sớm có phương án đối với dự án này.

Văn bản nêu rõ việc sớm tái khởi động dự án sẽ góp phần giải quyết các tồn tại khó khăn vướng mắc trong quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng công trình đối với các hộ dân có diện tích nằm trong phạm vi thực hiện dự án, giúp người dân sớm được bồi thường giải phóng mặt bằng ổn định đời sống, tránh kiến nghị, khiếu kiện kéo dài; đồng thời để dần hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh trong khu vực có tuyến đường đi qua.

tm-img-alt

Quảng Ninh kiến nghị xem xét thu hồi dự án đường sắt Yên Viên-Cái Lân (Ảnh: Internet)

Do đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm cho phép khởi động lại Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân để giải quyết đứt điểm các thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân trong phạm vi Tiểu dự án Phả Lại - Hạ Long theo đúng quy định của pháp luật.

Cần hơn 3.000 tỷ đồng hoàn thiện cao tốc La Sơn-Túy Loan lên 4 làn xe

Ngày 16/3, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả rà soát, tính toán nhu cầu đầu tư hoàn thiện đường cao tốc bắc-nam phía đông, đoạn La Sơn-Túy Loan từ quy mô 2 làn lên 4 làn xe, chiều rộng nền đường 22m.

Theo đó, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí xây dựng (đã bao gồm chi phí đầu tư mở rộng các cầu lớn lên 4 làn xe, kiên cố hóa một số vị trí sạt trượt; nút giao,…).

tm-img-alt
Tổng chi phí đầu tư để hoàn thiện tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan lên 4 làn xe cần khoảng 3.011 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)

Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư hoàn thiện cao tốc La Sơn-Túy Loan, Ban Quản lý dự án Hồ Chí Minh dự kiến lộ trình thời gian triển khai sẽ thực hiện từ tháng 6/2024, hoàn thành cuối năm 2025.

Trước đó, đoạn cao tốc La Sơn-Túy Loan đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phân kỳ đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao), kết nối tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi thông qua nút giao Túy Loan, trong đó nền đường được đầu tư xây dựng theo quy mô cao tốc 4 làn xe với chiều rộng nền đường 22m, mặt đường quy mô 2 làn xe với chiều rộng từ 11-16m. Toàn bộ các cầu nhỏ có chiều dài dưới 50m và một số cầu ở vị trí đặc biệt đã được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, rộng 21,75m.

HoREA đề nghị không ban hành bảng giá đất hàng năm

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, có một số quy định về "tài chính về đất đai" của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thể chế hóa đầy đủ định hướng của Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Ngoài ra, hội này cho rằng nguyên nhân còn do trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất định kỳ hiện quy định nhiều công đoạn và công việc rất chi tiết, phức tạp, mất nhiều thời gian. Cụ thể, hiện có 9 bước thủ tục để xây dựng bảng giá đất. Đây là khối lượng công việc đồ sộ và đầy thách thức kể cả khi ban hành bảng giá đất 5 năm một lần.

Cụ thể, Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo "Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hòa về lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.

tm-img-alt
Nhà đất tại khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Trần

"Nếu quy định xây dựng bảng giá đất hàng năm thì phải có cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Chat GPT được cập nhật theo thời gian thực kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư theo Đề án 06 liên thông đồng bộ, thống nhất với cơ sở dữ liệu lớn của quốc gia và phải sửa đổi đồng bộ các quy định pháp luật, trước hết là Luật Thuế đi đôi với việc người dân tự giác khai đúng giá mua bán, chuyển nhượng nhà đất", ông Châu nhấn mạnh.

Hiệp hội nhận thấy, với trình độ, năng lực của bộ máy nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay và yêu cầu, khối lượng công việc đồ sộ để xây dựng bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần theo các quy định trên đây đã cho thấy hiện nay chưa thể thực hiện xây dựng bảng giá đất định kỳ hàng năm. Bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường tuy đã lập được bản đồ giá đất cho hàng triệu thửa đất nhưng cơ sở dữ liệu đầu vào (bao gồm cả dữ liệu thuế) vẫn chưa đảm bảo tính chính xác và chưa được cập nhật kịp thời theo thời gian thực.

Nếu quy định xây dựng bảng giá đất hàng năm, cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện suốt năm bận rộn, loay hoay cho việc xây dựng bảng giá đất hàng năm sẽ khó làm tròn nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 17/3/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...