Thứ năm, 25/04/2024 09:07 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 21/2/2023

MTĐT -  Thứ ba, 21/02/2023 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 21/2/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 21/2/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 đăng ký dự án khu đô thị mới 817,53 tỷ đồng, thị xã Duy Tiên

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam đã mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới kết hợp chỉnh trang dân cư hiện trạng khu vực phía Nam tổ dân phố Đôn Lương thuộc phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên (DT-PK.01.21.3).

Theo hồ sơ, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 là đơn vị duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án.

tm-img-alt
Thị xã ưu tiên các dự án thương mại, dịch vụ phục vụ cho phát triển đô thị và công nghiệp.

Tổng chi phí thực hiện dự án là 817,53 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư), được thực hiện trên khu đất 29,56 ha, quy mô dân số dự kiến 4.320 người. Thời gian hoạt động của Dự án không quá 50 năm.

Được biết, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 có địa chỉ tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội, được thành lập vào tháng 2/2006. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm tháng 10/2022 là 640 tỷ đồng.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hải Phòng tìm chủ cho dự án Khu đô thị mới hơn 21.000 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy có diện tích 240,6 ha. Trong đó, diện tích trên địa bàn quận Dương Kinh 107,3 ha, diện tích trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ 133,3 ha. Thời gian hoạt động của dự án 50 năm kể từ khi được UBND TP. Hải Phòng cho nhà đầu tư được giao, hoặc cho thuê đất. Dự án có mức chi phí hơn 21.600 tỷ đồng, sau khi hoàn thành xây dựng sẽ có quy mô dân số khoảng 48.000 người.

tm-img-alt
Hải Phòng tìm chủ cho dự án Khu đô thị mới hơn 21.000 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)

Theo thông tin từ đơn vị, diện tích đất dự kiến xây dựng các loại hình nhà ở là 69,4 ha, gồm: nhà ở chung cư cao tầng (nhà ở xã hội) 13,9ha, mật độ xây dựng tối đa 25%, cao 10 tầng, tổng diện tích sàn 232.000 m2; nhà ở liền kề 36,6 ha, mật độ xây dựng tối đa 90-100%, tổng diện tích sàn 1.808.000 m2 (khoảng 5.000 căn); biệt thự 18,8ha, mật độ xây dựng tối đa 85%, tổng diện tích sàn 614.000 m2 (khoảng 1.300 căn). Ngoài ra, dự án còn có các công trình thương mại, dịch vụ, công cộng trên diện tích 28,9 ha; cùng 5 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 2 trường THCS và 1 trường THPT, 1 trường liên cấp hơn 12ha...

Thời hạn cuối nhận hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là ngày 19/3/2023. Được biết, thời gian hoạt động của dự án khoảng 50 năm.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm khi chậm tiến độ metro số 2 và hầm chui

Văn phòng UBND TP.HCM vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường liên quan tiến độ thực hiện dự án Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7).

Lãnh đạo TP.HCM nhận định tiến độ thẩm định, phê duyệt, thiết kế dự toán bồi thường di dời tái lập hệ thống cấp nước đã rất chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ hai dự án trọng điểm này.

Do đó, ông Cường yêu cầu Sở Xây dựng TP.HCM phải chịu trách nhiệm do chưa thực hiện đúng chỉ đạo ở nội dung thông báo 848 ngày 9/12/2022 của Văn phòng UBND TP.HCM.

Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ có tổng vốn đầu tư 830 tỷ đồng. Giai đoạn 1, dự án đạt hơn 27% tổng khối lượng; dự kiến hoàn thành nhánh hầm HC2 (đã đạt 52%) cuối năm nay và tiếp tục hoàn thành nhánh HC1 vào năm 2023. Công trình làm hai hầm chui mỗi chiều dài 480 m trên đường Nguyễn Văn Linh, cùng các nhánh rẽ, đảo tròn trung tâm phía trên.

tm-img-alt
Công trình hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ. Ảnh. Internet.

Dự án trong giai đoạn thi công các hạng mục đốt hầm kín, đốt hầm hở, trạm bơm của hầm chui và di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Còn Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đi qua địa bàn 6 quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng các quận đã cơ bản hoàn tất thủ tục bồi thường, đạt 99,67%.

Theo mốc tiến độ, các sở ngành phải hoàn thành di dời toàn bộ công trình hạ tầng kỹ thuật trong năm 2024 để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu chính thi công trong năm 2025.

Dự án do Ban Quản lý đường sắt đô thị làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2023, hoàn thành công tác thi công và đưa vào vận hành thương mại vào năm 2030.

Trước đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TP.HCM ban hành danh mục 33 công trình, dự án giao thông vận tải trọng điểm năm 2023, trong đó có hai dự án nêu trên.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bộ GTVT trả lời kiến nghị cử tri Cà Mau về nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 63

Thông tin tại Cổng thông tin điện tử của  Bộ Giao thông vận tải, Bộ vừa có Văn bản số 1496/BGTVT-KHĐT gửi đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Cà Mau gửi tới trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, phía cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị sớm có kế hoạch đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn trùng với Quốc lộ 63, đặc biệt là nâng cấp, mở rộng đoạn nội ô TP Cà Mau (phường 9 đến phường Tân Xuyên). Do hiện nay đoạn này lưu lượng xe quá lớn, thường xuyên ùn tắc và gây nhiều vụ tai nạn giao thông.

tm-img-alt
Ảnh minh họa Internet.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, liên quan đến vấn đề đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 63 đoạn qua tỉnh Cà Mau (đi trùng đường Hồ Chí Minh) và nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đoạn qua thành phố Cà Mau (từ Km110+323,28 ÷ Km112+782,59, bao gồm cầu Phụng Hiệp) đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Sở GTVT tỉnh Cà Mau triển khai đầu tư, hiện đã cơ bản hoàn thành và đang thực hiện thủ tục nghiệm thu, đưa vào khai thác.

Tuy nhiên, đối với kiến nghị sớm đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn trùng với Quốc lộ 63, đặc biệt là nâng cấp, mở rộng đoạn nội ô thành phố Cà Mau, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp. Nguồn lực tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên chưa thể cân đối bố trí cho dự án này trong giai đoạn hiện nay.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Cần Thơ đề xuất xây thêm cầu gần 9.200 tỷ đồng bắc qua sông Hậu

Ngày 20/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè ký tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị xem xét, chấp thuận trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án phát triển mạng lưới giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ - dự án 2 (đầu tư xây dựng cầu Ô Môn qua sông Hậu kết nối thành phố Cần Thơ với tỉnh Đồng Tháp).

Tổng mức đầu tư cho dự án này khoảng 9.187 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ODA vay Chính phủ Nhật Bản là 7.276 tỉ đồng, còn lại khoảng 1.911 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác. Thành phố đề xuất thời gian thực hiện dự án trong khoảng từ năm 2023 đến 2030.

tm-img-alt
Cần Thơ đề xuất xây cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu với mức đầu tư hơn 9.187 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA. (Ảnh: Internet).

Theo UBND thành phố Cần Thơ, xây dựng cầu Ô Môn cùng với tuyến đường kết nối quận Ô Môn, huyện Thới Lai (thành phố Cần Thơ) với huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) và tuyến nối cầu Ô Môn với thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) sẽ hình thành một tuyến đường trục kết nối liên vùng đảm bảo phù hợp với kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của trung ương, vùng, tỉnh.

Việc xây dựng cầu Ô Môn đồng bộ với các tuyến đường kết nối nêu trên là hết sức cần thiết, cấp bách nhằm giải quyết vấn đề trực tiếp trước mắt là việc đi lại của nhân dân trong khu vực và kết nối, phát triển kinh tế - xã hội, giao thương hàng hóa được thuận tiện, dễ dàng mang tính liên vùng Kiên Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp.

Ngoài ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Tây Ban Nha: Kế hoạch chặt cây để mở rộng tuyến metro ở Madrid bị huỷ bỏ

Chính quyền thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vừa qua thông báo quyết định từ bỏ kế hoạch gây tranh cãi về việc chặt hạ 1.027 cây xanh để mở rộng một tuyến tàu điện ngầm ở khu vực Tây Nam thành phố này

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi người biểu tình tụ tập tại một công viên ở Madrid ngày 18/2 để phản đối kế hoạch trên theo lời kêu gọi của nhóm môi trường "Các nhà sinh thái học hành động".

Theo truyền thông trong nước đưa tin, hơn 2.000 người đã tham gia biểu tình. Người biểu tình đã tụ tập tại một công viên, phản đối kế hoạch chặt hạ 1.027 cây xanh để mở rộng tuyến tàu điện ngầm ở khu vực Tây Nam thủ đô Madrid của Tây Ban Nha. Đến nay, đã có gần 54.000 người ký tên vào bản kiến nghị trên trang change.org để phản đối việc chặt hạ cây. Nhóm "Các nhà sinh thái học hành động" đã đệ đơn lên tòa án để ngăn chặn việc chặt hạ cây cho tới khi các mối quan ngại về môi trường được giải quyết.

Các chuyên gia cho biết cây xanh mang lại những lợi ích lớn cho các thành phố vì chúng hấp thu carbon dioxide và lọc không khí. Đầu tháng này, tạp chí The Lancet đăng một nghiên cứu cho thấy trồng thêm nhiều cây xanh ở các khu vực đô thị để giảm nhiệt độ vào mùa Hè có thể giúp giảm tới 1/3 số ca tử vong liên quan trực tiếp đến thời tiết nắng nóng và sóng nhiệt.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 21/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành