Thứ năm, 25/04/2024 18:53 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 23/3/2023

MTĐT -  Thứ năm, 23/03/2023 16:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 23/3/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 23/3/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Đặt mục tiêu toàn quốc sẽ có 1.000 đô thị vào năm 2025

Theo Bộ Xây dựng, mục tiêu của kế hoạch đặt ra là tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%.

Tiếp đó, số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Theo kế hoạch của Bộ Xây dựng đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại 3 trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị.

Bên cạnh đó, tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11 - 16% vào năm 2025 và 16 - 26% vào năm 2030. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6 - 8 vào năm 2025, khoảng 8 - 10m2 vào năm 2030. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 28m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 32m2.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Tầm nhìn đến năm 2045, tỉ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn.

Kế hoạch của Bộ Xây dựng đề ra 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhiều giải pháp thực hiện các mục tiêu nêu trên.

Hà Nội dự kiến khôi phục trở lại tàu du lịch ở Hồ Tây

Cụ thể, UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến để hoàn thiện quy định quản lý Hồ Tây. Theo đó, TP Hà Nội dự kiến 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động kinh doanh ở Hồ Tây trong thời gian tới gồm có tàu du lịch, thuyền, xuồng ca-nô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy; dịch vụ bơi thuyền; hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn.

tm-img-alt
Bán đảo Quảng An. Ảnh: Hữu Hưng

Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng muốn phát triển ở Hồ Tây dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; kinh doanh sân tập golf nước trên hồ.

Thay vì 8 đơn vị (6 sở, quận Tây Hồ và các phường) cùng quản lý khai thác Hồ Tây như thời gian qua, dự thảo quy định quận Tây Hồ là đầu mối quản lý, phối hợp với các sở, ngành thực hiện nhiệm vụ. Do đó việc sử dụng không gian mặt hồ phục vụ các hoạt động văn hóa thể thao, du lịch và vui chơi giải trí phải được UBND quận Tây Hồ cấp phép.

Trong Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) được UBND TP phê duyệt, khu vực Hồ Tây sẽ có 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy. Quận Tây Hồ là đơn vị tổ chức đầu tư và quản lý sau đầu tư đối với các hạng mục này. Tàu thuyền hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ ở đây cũng do quận Tây Hồ quản lý.

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia

Giá gói thầu là gần 7,5 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; đấu thầu rộng rãi trong nước theo phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu từ Quý I/2023.

Về loại hợp đồng, phần công việc trực tiếp cho hoạt động lập quy hoạch là trọn gói; phần công việc gián tiếp cho hoạt động quy hoạch là đơn giá cố định. Thời gian thực hiện hợp đồng là 7 tháng.

Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam căn cứ nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định hiện hành.

Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT lưu ý Cục Đường sắt Việt Nam phải tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Kế hoạch - Đầu tư để hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu, lựa chọn tư vấn lập quy hoạch, kiểm soát quá trình triển khai lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch theo quy định của Luật số 35 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, Nghị định 56/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực GTVT trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan. Thực hiện việc thanh, quyết toán chi phí theo đúng quy định của pháp luật.

Thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

Ngày 20/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 263/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (Dự án).

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Các ủy viên hội đồng gồm:

- Lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an, Xây dựng; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ;

- Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định liên ngành.

Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng được thực hiện tương ứng theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 23 Luật Đầu tư công ngày 13.6.2019.

Chi phí thẩm định của Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP. Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của hội đồng.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đảm bảo yêu cầu tiến độ.

TP.HCM phát sinh thêm 6 "điểm đen" về ùn tắc giao thông

TP.HCM vẫn còn nhiều điểm đen về tai nạn giao thông, phát sinh một số khu vực ùn tắc mới. Đó là những thông tin đáng chú ý tại Hội nghị tổng kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2022 và triển khai thực hiện nhiệm vụ Năm an toàn giao thông 2023 tổ chức ngày 22-3. Một trong những giải pháp được đưa ra để hạn chế tình trạng trên là đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TPHCM cho biết, tình hình tai nạn giao thông trong năm 2022 tăng cả 3 mặt so với cùng kỳ năm 2021.

Ở khu vực cảng Cát Lái (Thành phố Thủ Đức) và Sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) có chiều hướng gia tăng trở lại tình trạng ùn tắc giao thông.

tm-img-alt
TP.HCM phát sinh điểm ùn tắc mới ở ngã tư Hàng Xanh. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, các tuyến đường cửa ngõ TPHCM như quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây,... thường xuyên tắc nghẽn vào giờ cao điểm.

Theo đánh giá, thời gian qua, thành phố phát sinh thêm 6 điểm đen ùn tắc giao thông mới, bao gồm: giao lộ Nguyễn Văn Linh - Phạm Hùng và khu vực Cầu Xáng trên đường Trần Văn Giàu (huyện Bình Chánh); giao lộ Nguyễn Thái Sơn - Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp), giao lộ Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện (quận Tân Bình); ngã tư Hàng Xanh, giao lộ Phạm Văn Đồng - Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh).

Trước diễn biến phức tạp trên, TPHCM đang triển khai nhiều biện pháp, bao gồm tăng ứng dụng công nghệ “phạt nguội”. Tuy nhiên, theo Phó trưởng Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TPHCM, việc xử lý “phạt nguội” chỉ dừng lại ở mức thủ công, chưa có quy trình xử phạt hoàn toàn tự động nên chưa phát huy hiệu quả.

Thành phố Biên Hòa được điều chỉnh quy hoạch thành đô thị dịch vụ và công nghiệp

Theo đó, phạm vi điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP.Biên Hòa gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố, 30 đơn vị hành chính cấp phường/ xã với diện tích hơn 26.407 ha.

Mục tiêu của việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch là chuyển đổi dần từ mô hình cấu trúc “đô thị công nghiệp” sang mô hình cấu trúc “đô thị dịch vụ và công nghiệp”; hướng tới phát triển đô thị thông minh, bền vững.

Cụ thể, phát triển TP. Biên Hòa trở thành một trong các cực tăng trưởng trọng điểm của vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có vai trò quan trọng trong vùng đô thị TP.HCM; phát huy thế mạnh kết nối vùng và quốc tế về dịch vụ thương mại, logistics, công nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Tạo lập không gian đô thị có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; hạ tầng xã hội hiện đại, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố. Hướng tới phát triển đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa, lịch sử đặc trưng; đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng - an ninh của vùng và quốc gia.

TP. Biên Hoà có tính chất là đô thị loại I, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai; có vai trò là đô thị hạt nhân trong vùng đô thị trung tâm của tỉnh; là một trong các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, giáo dục nghề nghiệp và đổi mới sáng tạo; đầu mối logistics quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Đông Nam bộ.

Đồng thời, TP. Biên Hòa là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng trong vùng Đông Nam bộ, gắn với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3 - TP.HCM và cảng Đồng Nai; là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng - an ninh của vùng cũng như của cả nước.

Dự kiến, đến năm 2030, thành phố Biên Hoà có quy mô dân số từ 1,5-1,6 triệu người; năm 2045 đạt từ 1,9-2 triệu người.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 23/3/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.