Thứ ba, 23/04/2024 14:15 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 24/2/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 24/02/2023 16:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 24/2/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 24/2/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Bộ Xây dựng giảm mục tiêu trong đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng sau khi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về Đề án "Xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Phần lớn trong 18 góp ý của các thành viên Chính phủ đồng tình nhưng riêng Bộ Tư pháp không đồng ý và yêu cầu làm rõ sự cần thiết khi xây dựng đề án.

tm-img-alt
Bộ Xây dựng giảm mục tiêu trong đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội (Ảnh: Internet).

Trong dự thảo trước đó, mục tiêu được cơ quan này đưa ra là hơn 1,4 triệu căn hộ (giai đoạn 2021-2025 hoàn thành 571.200 căn, giai đoạn 2025-2030 là 845.500 căn). Nguồn vốn huy động khoảng 1,13 triệu tỷ đồng. Nhưng nhiều thành viên Chính phủ cũng đề nghị cân nhắc mục tiêu, số lượng nhà ở và nguồn lực để thực hiện.

Mục tiêu này, theo Bộ Xây dựng, được tổng hợp theo số liệu của các địa phương trên cơ sở kế hoạch phát triển nhà đã được thông qua hoặc số lượng mới đăng ký. Tuy nhiên, trước lo ngại từ các thành viên Chính phủ, Bộ đề xuất Thủ tướng điều chỉnh mục tiêu đề án xuống còn hơn 1 triệu căn nhà (giảm 354.500 căn). Nguồn lực thực hiện cũng giảm 280.500 tỷ đồng, tức chỉ cần 849.500 tỷ đồng.

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội tới đây sẽ hạn chế dùng nguồn lực nhà nước; tăng cường huy động nguồn lực xã hội, có cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Các địa phương cũng phải chủ động cân đối ngân sách để hỗ trợ đầu tư nhà ở xã hội.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bắc Kạn: Nhiều dự án bất động sản được cấp phép và đang triển khai

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Kạn, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư gồm Dự án khu đô thị nhà ở dân cư thu nhập thấp tại tổ 4, phường Đức Xuân và Dự án phát triển đô thị tuyến đường tránh Cụm Công nghiệp Huyền Tụng.

tm-img-alt
Một góc thành phố Bắc Kạn ngày nay.

Ngoài ra, có 5 dự án phát triển nhà ở, dự án bất động sản được cấp phép, đang triển khai, đã hoàn thành, gồm Khu dân cư thương mại và chợ Nguyễn Thị Minh Khai; Khu dân cư sau đồi Tỉnh ủy; Khu dân cư Đức Xuân 4, TP Bắc Kạn (giai đoạn I); Khu đô thị Bắc Sông Cầu (phân khu A); Khu dân cư đô thị tại tổ Xây dựng và tổ Pá Danh, phường Huyền Tụng.

Bên cạnh đó, còn một số dự án tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn. Các dự án có tổng mức đầu tư từ hơn 100 tỷ đồng đến hơn 1.500 tỷ đồng.

Năm 2022, lượng giao dịch bất động sản là đất nền của thành phố Bắc Kạn là 592 lô, khu vực Chợ Mới là 169 lô, Chợ Đồn 19 lô.

Hạ tầng giao thông của tỉnh Bắc Kạn cũng đã và đang có nhiều chuyển động. Tính từ Hà Nội lên Bắc Kạn, hơn 3/4 tuyến Quốc lộ 3 đã được đầu tư hoàn chỉnh. Hiện tại, Trung ương quyết định đầu tư xây dựng đường từ Chợ Mới đến TP Bắc Kạn, có thể khởi công trong thời gian tới.

Bắc Giang: Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xây dựng tuyến Đường tỉnh 293

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xây dựng tuyến Đường tỉnh 293 kéo dài đoạn từ ngã ba Khám Lạng đi Quỷnh, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Tổng mức đầu tư của dự án là 870 tỷ đồng, dài khoảng 8,8 km. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lục Nam làm chủ đầu tư.

Việc đầu tư tuyến này sẽ giúp giao thông theo trục ngang Đông - Tây của huyện Lục Nam thuận lợi hơn, rút ngắn thời gian và lộ trình cho các phương tiện, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng khi cảng Mỹ An được kết nối hoàn chỉnh với ĐT 293 và đoạn ĐT 293 - cảng Mỹ An - Quốc lộ 31 được xây dựng hoàn thiện.

Tuyến đường còn trùng với quy hoạch trục chính của khu dân cư dịch vụ du lịch công nghiệp xã Khám Lạng - Tiên Hưng, kết nối với khu di tích Chùa Bát Nhã đang quy hoạch.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hải Phòng: Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ Dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2

UBND quận Ngô Quyền vừa thông tin về việc liên quan đến cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phục vụ Dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư Dự án ĐTXD tuyến đường Đông Khê 2 tại phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền. 

Theo đó, quận đã khẩn trương triển khai thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất đối với 297 hộ (diện tích 65.683,92m²) theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các hộ dân. Qua công tác tuyên truyền, vận động, đến nay đã có 263 hộ nhận tiền và bàn giao mặt bằng, còn lại 34 hộ chưa đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

tm-img-alt
UBND quận đã thiết lập hồ sơ, báo cáo và được Thường trực Thành ủy, UBND thành phố đồng ý chủ trương tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 24/02/2023.

UBND quận Ngô Quyền đang đề nghị 34 hộ còn lại chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và bàn giao mặt bằng theo đúng quy định. Đồng thời, giao các tổ chức chính trị-xã hội quận, phường tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ dân chấp hành bàn giao mặt bằng. Trong trường hợp các hộ vẫn không chấp hành, UBND quận sẽ tổ chức cưỡng chế theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Thái Bình: Mời gọi đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu xã Đông Á

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình mời gọi nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện Dự án Phát triển nhà ở Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu xã Đông Á, huyện Đông Hưng, với tổng mức đầu tư khoảng 141,2 tỷ đồng.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án 99.860 m2, quy mô dân số khoảng 920 người. Cơ cấu sản phẩm bao gồm tổng số 230 lô đất ở.

Tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong 30 tháng kể từ ngày có quyết định giao đất. Hạn cuối nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án là trước 14 giờ ngày 24/3/2023.

Hội nghị Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai tại tỉnh Quảng Bình

Sáng 24/2, tại TP. Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị dự thảo Luật Đất đai và nghe báo cáo của 12 tỉnh thành phố về kết quả lấy ý kiến dự thảo Luật đất đai, 1 số ý kiến đóng góp dự thảo luật của các tầng lớp nhân dân, những vướng mắc trong quá trình thực hiện

Các đại biểu tập trung làm rõ 4 vấn đề lớn. Một là cần rõ các khái niệm. Cụ thể như khái niệm Nhà nước là đại diện cho “sở hữu toàn dân”, vậy Nhà nước ở đây là ai?; Khái niệm “toàn dân” được hiểu thế nào cho đúng, cần xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ. Vấn đề thứ hai là vấn đề quy hoạch. Vấn đề thứ 3 là giá đất, phương pháp xác định giá đất và vấn đề thứ tư là thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

tm-img-alt
Tham dự Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sữa đổi) có đại diện 12 tỉnh, thành từ Thanh Hóa tới Phú Yên.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, việc sửa đổi Luật Đất đai là rất cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

“Quốc hội, Chính phủ hiện nay xác định đây là nhiệm vụ chung, có hoàn thành thể chế hóa Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương hay không chứ không phân biện nhiệm vụ cơ quan trình hay cơ quan thẩm định nữa. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan quản lý nhà nước, các cấp ủy Đảng và chính quyền. Để Bộ luật này trở thành một bộ luật người dân trông đợi, bộ luật sát với thực tiễn; bộ luật giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc hiện nay của tất cả các cơ quan, đơn vị địa phương; Bộ luật đặt ra nhiều chính sách có tầm nhìn xa, sức sống dài, có tính khả thi, giải quyết được, giải phóng được nguồn lực đất đai” – Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Quảng Ngãi "khai tử" dự án Công viên Tình yêu vì 8 năm chỉ là bãi thả bò

Năm 2015, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi lập kế hoạch đầu tư dự án với tên gọi mỹ miều là "Công viên tình yêu". Theo kế hoạch, đến năm 2016 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, song đến giờ dự án này chỉ là bãi đất trống, thành nơi chăn thả gia súc, nhếch nhác, lãng phí, mất mỹ quan đô thị, gây bức xúc trong nhân dân.

tm-img-alt
Một góc bên trong dự án "Công viên tình yêu". (Ảnh: Internet)

Dự án Công viên tình yêu được quy hoạch trên diện tích hơn 2ha, tại tổ 23, phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỉ đồng. Dự án này nhằm tạo không gian xanh cho đô thị Quảng Ngãi, được TP Quảng Ngãi lập kế hoạch đầu tư trên cơ sở quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hằng năm kém hiệu quả và đất thổ cư của một số hộ lân cận.

Sau khi có chủ trương đầu tư dự án công viên tình yêu, phần đông người dân ở TP Quảng Ngãi đặt rất nhiều kỳ vọng vào dự án, bởi thời điểm đó, ở TP Quảng Ngãi chỉ có Công viên Ba Tơ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Tuy nhiên, sau khi có chủ trương đầu tư và triển khai một số hạng mục như cắm mốc quy hoạch và tiến hành kiểm kê, đền bù, giải phóng mặt bằng và đổ đất san nền, thì dự án ngừng thi công đến giờ.

Từ tình yêu, sự gắn kết và không gian xanh như mục tiêu thuở ban đầu, dự án Công viên Tình yêu trở thành bãi đất hoang, nhếch nhác trong sự bức xúc của nhiều người dân TP Quảng Ngãi, nhất là những hộ sống dọc đường Nguyễn Tự Tân và Trần Quý Hai.

Dự án này kéo dài chưa thực hiện dứt điểm trong giai đoạn 2016-2020 được mà phải chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025. Nguyên nhân dự án chậm trễ là do vướng giải phóng mặt bằng vì một số ít hộ dân không đồng tình với quyết định thu hồi đất để làm dự án.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 24/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển
Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới