Thứ bảy, 20/04/2024 14:11 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 7/2/2023

MTĐT -  Thứ ba, 07/02/2023 16:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 7/2/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 7/2/2023 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Xóa lối đi tự mở là giải pháp căn cơ giúp giảm tai nạn đường sắt

Liên tiếp 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội trong những ngày đầu năm mới.  Điều này đã dấy lên cảnh báo về tình trạng mất an toàn giao thông tại các tuyến đường sắt giao nhau với đường dân sinh, các lối đi tự mở.

Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt được ban hành theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 358) nêu rõ mục tiêu, các nội dung công việc, lộ trình cần triển khai thực hiện, nguồn vốn của các chủ thể từ Trung ương đến địa phương, với mục tiêu đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở.

tm-img-alt
Hiện, còn nhiều vị trí lối đi tự mở gây mất an toàn giao thông - Ảnh minh họa.

Cục Đường sắt cho biết, việc thực hiện kế hoạch xóa bỏ lối đi tự mở thời gian qua đã giảm, xóa bỏ được 137 vị trí lối đi tự mở so với thời điểm ngày 30/12/2021, 190 vị trí lối đi tự mở so với thời điểm ban hành Quyết định 358 và 432 vị trí lối đi tự mở nguy hiểm so với thời điểm ban hành Nghị định số 65/2018/NĐ-CP. Cùng với đó, đã xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách đường bộ, đường sắt được 4.685 m.

Ngành đường sắt cũng đã phối hợp cùng địa phương thực hiện rào thu hẹp và duy trì trạng thái tại 1.477/1.828 vị trí cần thu hẹp (đạt 81%); duy trì hiện trạng biển cảnh báo đã cắm tại 2.999/3.668 vị trí (đạt 82%); duy trì hiện trạng cảnh giới tại 370/601 vị trí giao cắt đường bộ - đường sắt cần cảnh giới (61,5%); cắm biển hạn chế phương tiện cơ giới tại các lối đi tự mở công cộng có chiều rộng ≥ 3 m tại 187/755 vị trí (25%).

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT, Cục CSGT, để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, trách nhiệm phải từ nhiều phía trong đó có cả người tham giao thông cũng như các đơn vị chức năng.

Việc rà soát lại những đường ngang, lối mở cũng như kiểm tra hệ thống cảnh báo, gác chắn, nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của các cán bộ, công nhân viên gác chắn, lái xe, người dân sinh sống ở dọc các tuyến nơi có đoàn tàu đi qua là rất quan trọng.

>>> Xem đầy đủ TẠI ĐÂY

Bổ sung 707 tỷ đồng cho dự án đường kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc

Bộ GTVT kiến nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 5.339 tỷ đồng lên hơn 6.046 tỷ đồng, tăng khoảng 707 tỷ đồng.

Trong đó, vốn đối ứng tăng từ hơn 988 tỷ đồng lên hơn 1.643 tỷ đồng; vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc tăng từ hơn 101 tỷ đồng lên hơn 143 tỷ đồng.

Đề cập đến lý do điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, Bộ GTVT cho biết, theo quyết định phê duyệt đầu tư dự án số 2034 ngày 17/9/2018 của Bộ GTVT, chi phí GPMB là gần 312 tỷ đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, kết quả cập nhật cho thấy, chi phí GPMB dự án đến nay là hơn 1.020 tỷ đồng (tăng hơn 708 tỷ đồng). Trong đó, chi phí đền bù, hỗ trợ di dời người dân, chi phí chương trình phục hồi thu nhập và chi phí tổ chức thực hiện là hơn 685,6 tỷ đồng; Chi phí hỗ trợ xây dựng khu tái định cư là gần 63 tỷ đồng; Chi phí di dời công trình hỗ trợ kỹ thuật là hơn 256,2 tỷ đồng; Trồng rừng thay thế là gần 15,5 tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn tăng thêm, Bộ GTVT dự kiến cân đối vốn đối ứng hơn 708 tỷ đồng để bổ sung cho chi phí GPMB từ nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ GTVT.

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng phát triển châu Á và Chính phủ Úc tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Quy mô của dự án gồm 2 tuyến, gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.

Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024.

Tính đến đầu tháng 2/2023, có 8/11 gói thầu của dự án đã được triển khai thi công, sản lượng đạt 11,44% giá trị hợp đồng, cơ bản đáp ứng tiến độ. 3 gói thầu còn lại đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu, dự kiến sẽ khởi công toàn bộ trong tháng 2 và tháng 3/2023.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Lâm Đồng mời đầu tư dự án nhà ở xã hội quy hoạch 5B - CC5

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng vừa thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Nhà ở xã hội khu quy hoạch 5B - CC5, phường 3 và phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, mục tiêu đầu tư là xây dựng chung cư nhà ở xã hội theo chỉ tiêu, quy hoạch kiến trúc được duyệt, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội cho các đối tượng theo quy định của Luật nhà ở và các quy định có liên quan, phù hợp nhu cầu cấp thiết về nhà ở xã hội và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đà Lạt.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Tổng diện tích dự kiến sử dụng đất là 20.950 m2. Cụ thể, đất ở khoảng 8.380 m2, chiếm tỷ lệ 40%, trong đó diện tích xây dựng nhà ở xã hội 6.704 m2 (chiếm 80% diện tích đất ở), diện tích xây dựng nhà ở thương mại 1.676 m2 (chiếm 20% diện tích đất ở). Đất cây xanh khoảng 4.713 m2, chiếm tỷ lệ 22,5%. Đất sân, đường nội bộ khoảng 7.857 m2, chiếm tỷ lệ 37,5%.

Dự án Nhà ở xã hội khu quy hoạch 5B - CC5, phường 3 và phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có mật độ xây dựng toàn khu: ≤ 40%; 5 tầng (không kể tầng hầm); dân số khoảng 1.450 - 1.900 người.

Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư) là 418,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư: 83,68 tỷ đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư; vốn huy động là 334,72 tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư.

Vốn đầu tư của dự án nêu trên chỉ là dự kiến, làm cơ sở để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định; không sử dụng để tính toán tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư trúng thầu của dự án, việc xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nhà đầu tư ứng trước toàn bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho UBND TP. Đà Lạt để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bộ GTVT thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch lái xe

Theo đó, đoàn kiểm tra số 1 do Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin sẽ kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hoà Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Bình Định, Phú Yên.

Đoàn kiểm tra số 2 do Vụ Vận tải chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Cục Đường bộ VN, Trung tâm Công nghệ thông tin tiến hành kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh.

Đoàn kiểm tra số 3 do Cục Đường bộ VN chủ trì tiến hành kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Bộ GTVT giao Thanh tra Bộ tham mưu Bộ GTVT thành lập các đoàn kiểm tra của Bộ GTVT để kiểm tra các Sở GTVT trong công tác đào tạo, sát hạch GPLX và hướng dẫn Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở GTVT trong thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thuộc quyền quản lý.

Vụ Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức triển khai đoàn kiểm tra do đơn vị chủ trì đảm bảo chất lượng, tiến độ, tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT kết quả kiểm tra.

tm-img-alt
Đến tháng 4, các đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải phải kiểm tra xong công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên cả nước. (Ảnh: Internet).

Cục Đường bộ Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, kết quả thanh tra, kiểm tra và kiến nghị của các đơn vị, địa phương, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và phòng ngừa tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Bộ GTVT yêu cầu Vụ Vận tải tham mưu Bộ GTVT chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và phòng ngừa tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch GPLX.

>>> Xem đầy đủ TẠI ĐÂY

Nhiều dự án chậm tiến độ tại TP. Hồ Chí Minh mong chờ hết lỗi hẹn

Cuối năm 2022, TP.HCM liên tiếp thúc tiến độ khởi công hàng loạt dự án lớn. Đáng chú ý trong số đó là các dự án đường nối Trần Quốc Hoàn nhằm giải tỏa nút thắt giao thông quanh sân bay Tân Sơn Nhất; dự án nút giao An Phú xóa kẹt xe cửa ngõ phía đông, dự án mở rộng quốc lộ 50 về cửa ngõ miền Tây.

Năm 2023 cũng là năm mở đầu của giai đoạn mới với những dự án trọng điểm chiến lược vành đai 2, vành đai 3, vành đai 4 cùng nhiều công trình cầu đường dân sinh được chờ đợi khác.

Trong năm nay, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho hay tiêp tục thúc tiến độ để tiếp nhận mặt bằng thi công một số công trình chậm tiến độ, thậm chí bị hoãn lại nhiều năm qua như cầu Long Kiểng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Công trình này được UBND TP.HCM phê duyệt từ năm 2001, nhưng sau khi thi công được hơn 50% thì tạm ngưng vì thiếu mặt bằng. Đến tháng 9/2022, dự án này tái khởi công và dự kiến hoàn thành cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, cầu Tăng Long (688 tỷ đồng), cầu Ông Nhiêu (425 tỷ đồng), cầu Nam Lý (920 tỷ đồng), cầu Ông Bồn (800 tỷ đồng), cầu Rạch Đĩa (gần 500 tỷ đồng) là những dự án bị trì hoãn tiến độ nhiều năm liền do vướng đền bù giải phóng mặt bằng đã được tháo gỡ.

Trong số đó, cầu Nam Lý tạm ngưng hồi năm 2019 do vướng mặt bằng khi đạt hơn 30% khối lượng, dự kiến hoạch hoàn tất giải phóng mặt bằng cuối năm nay. Công trình nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp, khởi công năm 2016 với chiều dài 650 m, rộng 20 m; còn lại đường dẫn rộng 30-37 m.

Quá trình giải phóng mặt bằng hiện được xem là khó khăn lớn nhất quyết định tiến độ của hầu hết dự án tại TP.HCM. Giai đoạn 2016-2020, trong 115 dự án được TP.HCM quyết định đầu tư có 67 công trình không đạt kế hoạch do vướng mặt bằng.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 7/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ