Thứ sáu, 29/03/2024 19:51 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 2/10/2019

MTĐT -  Thứ tư, 02/10/2019 10:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 2/10/2019. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 2/10/2019 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổnng hợp.

9 tháng, cả nước xảy ra tới 207 vụ tai nạn giao thông đường sắt

Theo thống kê của Cục Đường sắt Việt Nam, từ 16/12/2018 đến 15/9/2019, trên mạng lưới đường sắt quốc gia đã xảy ra 207 vụ tai nạn giao thông đường sắt, giảm 3,72% so với cùng kỳ 2018; làm chết 94 người, giảm 9,62%; bị thương 114 người, tăng 14%.

Trong số 207 vụ tai nạn có 1 vụ đặc biệt nghiêm trọng, 3 vụ rất nghiêm trọng, 89 vụ nghiêm trọng và 114 vụ ít nghiêm trọng.

Tính theo vị trí xảy ra tai nạn, có 75 vụ tại lối đi tự mở, 26 vụ tại đường ngang biển báo, 17 vụ tại đường ngang cảnh báo tự động, 3 vụ tại đường ngang có nhân viên gác chắn, 14 vụ trong ga và 69 vụ dọc đường.

Đáng chú ý, chỉ tính từ 16/8 đến 15/9/2019, cả nước đã xảy ra 24 vụ, tăng 40% so với cùng kỳ 2018, làm chết 9 người (tăng 25%), làm bị thương 15 người (tăng 300%). Trong đó, có 15 vụ tai nạn ít nghiêm trọng; 9 vụ tai nạn nghiêm trọng. Vị trí xảy ra tai nạn tại lối đi tự mở 7 vụ, đường ngang biển báo 5 vụ, dọc đường 9 vụ…

Cũng trong 9 tháng đầu năm 2019, 12 tỉnh, thành phố có số vụ TNGT đường sắt tăng so với cùng kỳ 2018 gồm: Khánh Hòa tăng 12 vụ, tương đương tăng đến 86%; số người chết tăng 6 người, tăng 75%. Tiếp đến là Thừa Thiên - Huế tăng 8 vụ, tăng 200%; số người chết tăng 4 người, tăng hơn 33%.

Ngoài ra, các tỉnh đứng phía sau lần lượt gồm Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc.

Riêng tai nạn đường sắt ở Hà Nội giảm ở cả 3 tiêu chí: giảm 10 vụ, tương đương giảm 45%; giảm 7 người chết, tương đương giảm 58,3%; giảm 7 người bị thương, tương đương giảm 53,8%.

Bộ GTVT sẽ xin bố trí vốn xây dựng nhiều tuyến đường phía Nam

Bộ GTVT sẽ nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình đàm phán Hiệp định vay vốn với nhà tài trợ nước ngoài, trong đó bao gồm vốn vay Trung Quốc.

Văn phòng Chính phủ vừa hoàn thành dự thảo báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV.

Liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT cho biết đang lập đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đề án kết nối giao thông các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh, thành phố trong vùng, Bộ đang xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong đó có dự kiến đưa một số tuyến quốc lộ được cử tri kiến nghị vào danh mục đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 để trình Chính phủ, Quốc hội bố trí vốn triển khai thực hiện.

Cụ thể, Quốc lộ 27 từ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk qua Lâm Đồng đến Phan Rang, Ninh Thuận (khoảng 103 km); Quốc lộ 62 đoạn từ nút giao với Quốc lộ 1 đến cửa khẩu Bình Hiệp; tuyến N2 các đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, đoạn Đức Hòa - Mỹ An và đoạn Mỹ An - Cao Lãnh để nối thông tuyến N2 từ các tỉnh Tây Nguyên đến Kiên Giang.

Bên cạnh đó cũng bố trí vốn triển khai 45 km còn lại đoạn qua huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; tuyến N1 qua các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang; Quốc lộ 91 đoạn Km0 - Km7 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; tuyến Quốc lộ 61B qua địa phận tỉnh Sóc Trăng.....

Về công tác quản lý đầu tư xây dựng, trong đó có việc lựa chọn nhà thầu tham gia các dự án giao thông, đặc biệt là nhà thầu Trung Quốc, Bộ GTVT cho biết đã chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tổ chức thực hiện, đảm bảo phù hợp các quy định pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm công tác lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu thuộc dự án.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục rà soát, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết nếu có nhằm đảm tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng công trình, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn... Trong đó sẽ quan tâm hơn nữa đối với các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC (thiết kế, mua sắm, xây dựng).

TP.HCM duyệt dự án 2.500 tỷ tại huyện Bình Chánh

Công trình chính gồm khối giảng đường, học tập, đào tạo; khối hành chính, thư viện và nhà thể thao cao 10 tầng, riêng khối nhà để xe cao 8 tầng. Phía Bắc giáp khu dân cư xây dựng mới, đất trường học và đường dự kiến DK2 (lộ giới 40m), phía Nam giáp dự án mở rộng Cụm Y tế Tân Kiên và đường số 1 (lộ giới 20m), phía Đồng giáp đường Nguyễn Cửu Phú (lộ giới 40m) và phía Tây  giáp đường dự kiến DK3 (lộ giới 30m).

Dự án Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2) là công trình dân dụng lĩnh vực giáo dục cấp 1, có tổng mức đầu tư dự án 2.500 tỷ đồng từ ngân sách TP.HCM.

Hạ Long sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước

Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) sẽ là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước sau khi sáp nhập thêm huyện Hoành Bồ trong năm 2019. Hôm nay, đề án về việc sắp xếp, sáp nhập thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ đã được đưa ra lấy ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Đề án sáp nhập thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ được tỉnh Quảng Ninh xây dựng bám sát các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Quyết định của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn tới năm 2050. Theo đó, thành phố Hạ Long sau khi được mở rộng sẽ có diện tích 1.119,36 km2, dân số hơn 300.200 người, trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước về diện tích tự nhiên, đồng thời cũng lớn nhất về số đơn vị hành chính trực thuộc với 33 đơn vị cấp xã. Hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ được sắp xếp và bố trí thống nhất theo mô hình chung, giữ nguyên tổ chức bộ máy cấp xã. Quảng Ninh phấn đấu triển khai và hoàn thành việc sáp nhập trong năm 2019.

Tại cuộc họp cho ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định, việc sáp nhập là chủ trương lớn được Quảng Ninh tiến hành thận trọng và bám sát hướng dẫn của Trung ương. Trong bối cảnh thành phố Hạ Long hiện đang thiếu quỹ đất và áp lực dân số cao, thành phố mới sẽ mở ra không gian phát triển bằng nguồn đất đai rộng rãi, quy hoạch đô thị quanh vịnh Hạ Long - vịnh Cửa Lục.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 2/10/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới