Thứ bảy, 20/04/2024 01:52 (GMT+7)

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 10/2/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 10/02/2023 18:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 10/2/2023, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất tại Hà Nội ngày 10/2 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Hà Nội: Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ và thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, TP Hà Nội đã tiến hành lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn thành phố để xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

tm-img-alt
Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn thành phố để xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: Zingnews).

Nội dung lấy ý kiến bao gồm 3 phần chính:

Thứ nhất, lấy ý kiến cho toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm: bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật.

Thứ hai, lấy ý kiến về một số vấn đề trọng tâm của dự thảo Luật như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triên quỹ đất; giao đất, cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai…

Thứ ba, lấy ý kiến các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng, bao gồm: các tầng lớp nhân dân; các chuyên gia, nhà khoa học; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Đối tượng lấy ý kiến bao gồm HĐND, UBND các cấp; các cơ quan nhà nước ở trên địa bàn thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị – xã hội thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các tầng lớp nhân dân.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Nghiên cứu xây đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh lân cận

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký, ban hành Nghị quyết về chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu bộ, ngành, địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng tập trung tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững gắn với việc phát triển các hành lang kinh tế.

Các hành lang kinh tế gồm: Bắc - Nam; Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.

Đồng thời, phát triển các chuỗi đô thị hiện đại và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông đồng bộ, kết nối giữa các cực tăng trưởng trong vùng gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nội vùng, liên vùng, các đầu mối trung tâm kinh tế trên toàn tuyến, hành lang kinh tế.

tm-img-alt
Hà Nội nghiên cứu xây dựng đường sắt đi tới các tỉnh lân cận (Ảnh: Internet).

Với mục tiêu phát triển hệ thống đô thị (theo mô hình TOD) bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, Chính phủ yêu cầu tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức.

Trong đó, các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh, nhất là sớm hoàn thành các tuyến metro tại Hà Nội.

Đáng lưu ý, Chính phủ yêu cầu bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng lộ trình nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc... và tuyến Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, bao gồm cả đoạn nam Hải Phòng - Hạ Long.

Theo mục tiêu được đặt ra, đến năm 2027, nhiều tuyến đường cần phải hoàn thành bao gồm: vành đai 4 - vùng thủ đô, mở rộng quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội sắp lập quy hoạch 4 phân khu khu công nghiệp gần 900 ha

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 769/QĐ-UBND về việc bổ sung danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, danh mục được bổ sung gồm 4 đồ án là Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn (thuộc các xã Minh Trí, Tân Dân, huyện Sóc Sơn) có diện tích 302,8 ha.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Đông Anh (các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thuỵ Lâm, Liên Hà và thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh), quy mô 300 ha.

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Bắc Thường Tín (các xã Liên Phương, Văn Bình, Ninh Sở và Văn Phú, huyện Thường Tín), quy mô 112 ha.

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phụng Hiệp (các xã Tô Hiệu, Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên và Dũng Tiến, huyện Thường Tín), quy mô 174,8 ha.

Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức lập 4 quy hoạch trên. Thời gian lập quy hoạch dự kiến kéo dài từ năm 2023 đến năm 2025. Ranh giới, quy mô các quy hoạch được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch.

Đến nay, Hà Nội có 10 khu công nghiệp (KCN) đã thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích sử dụng đất 1.347,4 ha.

4 dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp đã và đang tiến hành xây dựng (một phần đã đưa vào khai thác sử dụng) với tổng công suất thiết kế khoảng 22.420 chỗ ở.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội phấn đấu xây dựng 406 mô hình nông dân bảo vệ môi trường nông thôn

Mới đây, Hội Nông dân TP Hà Nội phối hợp với huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023 và Đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội HND các cấp nhiệm kỳ 2023 – 2028

Trong khuôn khổ buổi lễ, các đại biểu đã tham gia trồng cây xanh bóng mát và gắn biển hàng cây nông dân chào mừng Đại hội HND các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028 tại Nhà văn hóa thôn Hương Gia, xã Phú Cường.

tm-img-alt
Các đại biểu trồng cây xanh bóng mát tại Nhà văn hóa thôn Hương Gia, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn. Nguồn: Hội Nông dân TP Hà Nội.

Năm 2023, Hội Nông dân TP Hà Nội phấn đấu kết nạp 10.000 hội viên mới; Thành lập mới 36 chi hội nông dân nghề nghiệp, 406 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 18 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”; Tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn TP đạt 50 tỷ đồng; 60% số hộ nông dân đăng ký trở lên đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; Thực hiện tốt 1.000 công trình, phần việc, hoạt động chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Năm 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hà Nội phấn đấu trồng mới 15.000 cây xanh; gắn biển hàng cây nông dân; xây dựng ít nhất được 406 mô hình nông dân bảo vệ môi trường nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo cảnh quan môi trường nông thôn, xây dựng khu dân cư xanh sạch đẹp, hình thành nếp sống văn minh, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh – thông minh – hiện đại.

Các cấp hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích trồng cây, trồng rừng, bảo vệ môi trường; tăng cường vận động toàn thể cán bộ, hội viên cùng Nhân dân tích cực trồng cây phủ xanh đất trống, làm đẹp, làm xanh mát đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, khu phố, trường học, bệnh viện, công sở…

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội: Kiểm tra hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành nghề y, dược ngoài công lập

Theo Chỉ thị số 02, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp phép, bảo đảm tính chặt chẽ, chính xác, công khai, minh bạch trong hoạt động cấp phép cho các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sau cấp phép để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những tồn tại. Trong đó, tập trung kiểm tra các cơ sở có hình thức kinh doanh tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ, rủi ro như: Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám răng hàm mặt, phòng xét nghiệm..., các cơ sở hành nghề có yếu tố nước ngoài.

tm-img-alt
Phòng khám răng Hà Nội tại Lạng Sơn bị đình chỉ hoạt động 6 tháng. Ảnh: Nguyễn Thịnh/DMS.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND TP về hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các cơ sở dịch vụ y, dược ngoài công lập hoạt động không phép, sai phép, tuyệt đối không để tình trạng cơ sở hành nghề y, dược không phép hoạt động. Tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ngành nghề y, dược có sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

UBND thành phố Hà Nội đề nghị Công an TP phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ sở y, dược ngoài công lập, đặc biệt là các cơ sở có yếu tố nước ngoài.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 10/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...