Thứ tư, 17/04/2024 03:26 (GMT+7)

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 21/2/2023

MTĐT -  Thứ ba, 21/02/2023 17:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 21/2/2023, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất tại Hà Nội ngày 21/2 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Hà Nội: Nhiều mô hình “học đường xanh - thân thiện với môi trường” tại Sóc Sơn

Thời gian qua, UBND huyện Sóc Sơn ban hành kế hoạch triển khai mô hình “học đường xanh - thân thiện với môi trường”, đơn vị đã tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; đồng thời lựa chọn 7 trường học để làm điểm.

Việc triển khai mô hình “học đường xanh - thân thiện với môi trường” được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Chữ thập đỏ và ngành GD-ĐT huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2022 - 2026.

tm-img-alt
Việc triển khai mô hình “học đường xanh - thân thiện với môi trường” được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Chữ thập đỏ và ngành GD-ĐT huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2022 - 2026. Ảnh minh hoạ.

Một trong những giải pháp đầu tiên để hiện thực hóa “học đường xanh - thân thiện với môi trường” chính là việc nghiên cứu ứng dụng và sản xuất ra chế phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải, làm sạch nhà vệ sinh, phòng học…

Đến nay, chế phẩm sinh học này đang cho thấy hiệu quả tích cực trong xử lý ô nhiễm môi trường học đường.

Theo Trưởng phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn cho biết, cùng với ứng dụng chế phẩm sinh học vào vệ sinh môi trường, huyện cũng chỉ đạo các nhà trường chỉnh trang vườn hoa, cây xanh, xây dựng những “Công trình măng non” để làm đẹp khuôn viên.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội: Ưu tiên giải ngân hơn 2.300 tỷ đồng cho 35 dự án giao thông trọng điểm

Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho hay, về kế hoạch giải ngân nguồn vốn 2.301 đồng cho 35 dự án trọng điểm năm 2023, Ban sẽ ưu tiên đầu tư cho các dự án trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025; dự án trọng điểm giai đoạn 2016-2020 nhưng đang triển khai trong giai đoạn 2021-2025 và các dự án lớn, quan trọng đang tập trung triển khai.

tm-img-alt
Ảnh: Internet

Cụ thể, các dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 của HĐND thành phố Hà Nội, gồm: 1.250 tỷ đồng/3 dự án (cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2; dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3), chiếm tỷ trọng 1.250/2.301,3 tỷ đồng, tương ứng 54.3%.

7 dự án trọng điểm giai đoạn 2016-2020 nhưng đang triển khai trong giai đoạn 2021-2025 và các dự án lớn, quan trọng đang tập trung triển khai là: hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng; cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên - giai đoạn 2; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3; dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội; cầu qua sông Nhuệ trên tuyến đường Dịch Vọng - Phú Mỹ - Cầu Diễn và đường nối ra Quốc lộ 32; đường tỉnh 421B đoạn cầu vượt Sài Sơn qua khu hành chính huyện Quốc Oai; đường phát triển phía Tây Nam huyện Quốc Oai).

25/35 dự án còn lại chiếm tỷ trọng 498,3/2.301,3 tỷ đồng, tương ứng 21,7% là các dự án nhỏ (dự án nhóm C); các dự án vướng mắc về mặt bằng bố trí vốn để tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công dự án; các dự án đã hoàn thành bố trí vốn phục vụ công tác thanh, quyết toán.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội sẽ thu hồi hơn 800 ha đất để làm đường Vành đai 4

Dự án thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn 7 quận, huyện gồm: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín với tổng diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Vành đai 4 và đất hành lang dự trữ đường sắt Quốc gia là khoảng 812,07 ha (diện tích trong chỉ giới khoảng 796,77 ha; diện tích ngoài chỉ giới phục vụ hoàn trả kênh mương nội đồng, hoàn trả hệ thống điện cao thế, vuốt nối đường giao thông hiện hữu khoảng 15,30 ha); diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các khu tái định cư là khoảng 39,28 ha (tương ứng với 13 khu tái định cư trên địa bàn 5 huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín).

tm-img-alt
Hướng tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua TP Hà Nội. Nguồn: UBND thành phố Hà Nội

Đồng thời, thành phố sẽ cải tạo, di chuyển 1 đoạn tuyến thuộc khoảng cột số 82-83 đường dây 500 kV mạch kép Thường Tín - Phố Nối, chiều dài tuyến cải tạo khoảng 2,13 km thuộc địa bàn xã Vân Tảo - Thường Tín; cải tạo, di chuyển 9 đoạn tuyến đường dây 220 kV trên địa bàn các xã Tân Dân - Sóc Sơn, xã Kim Hoa - Mê Linh, xã Đông La - Hoài Đức, xã Nhị Khê, Văn Bình, Ninh Sở - Thường Tín và phường Yên Nghĩa, Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài khoảng 20,02 km; cải tạo, di chuyển 6 đoạn tuyến đường dây 110 kV trên địa bàn các xã Thanh Lâm - Mê Linh, xã Đức Thượng, An Thượng - Hoài Đức, xã Văn Bình - Thường Tín và phường Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài khoảng 8,45 km.

Dự án được chia thành các dự án thành phần hạng mục, gồm: Xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Mê Linh tương ứng với 3 dự án tại 3 xã: Văn Khê; Đại Thịnh và Chu Phan; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Đan Phượng tương ứng tại 2 xã Hạ Mỗ và Hồng Hà; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Hoài Đức tương ứng với 2 dự án tại 2 xã Đức Thượng và Đông La; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Thanh Oai tương ứng với 2 dự án tại 2 xã: Cự Khê và Tam Hưng; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Thường Tín tương ứng với 4 dự án tại 4 xã: Khánh Hà; Văn Bình; Hồng Vân và Vân Tảo.

Giá trị tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1.1 là 13.362 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 11.252,58 tỷ đồng; di chuyển điện cao thế từ 110 kV đến 500 kV là 530,02 tỷ đồng; xây dựng các khu tái định cư là 960,87 tỷ đồng; chi phí lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư tổng thể là 7,58 tỷ đồng; các chi phí khác liên quan của dự án đầu tư tổng thể là 611,19 tỷ đồng.

Dự kiến, thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2024 (hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024).

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hà Nội: Đình chỉ hoạt động hơn 40 nhà xưởng chiếm Đầm Bông

Vietnamnet đưa tin, thực hiện yêu cầu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tổ công tác của quận Hoàng Mai đã xuống hiện trường rà soát, qua đó ghi nhận 80 công trình trên ô đất quy hoạch công viên A1/CXKV. UBND phường Định Công cũng đã lập danh sách sử dụng nhà, đất của các hộ dân, vẽ sơ đồ ghi nhận hiện trạng sử dụng của các trường hợp trên.

tm-img-alt
Dãy nhà xưởng 'cửa đóng then cài' ở Đầm Bông sau khi bị đình chỉ hoạt động. Ảnh: Quang Phong

Về việc phát hiện, xử lý các công trình vi phạm phát sinh, UBND quận Hoàng Mai báo cáo giai đoạn năm 2018 đến nay, tại vị trí khu vực Đầm Bông tồn tại 5 trường hợp vi phạm. "UBND phường Định Công đã tổ chức xử lý cưỡng chế nhưng vẫn chưa triệt để vi phạm", báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nêu rõ.

Trước tình trạng trên, Sở Tài Nguyên và Môi trường đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo quận Hoàng Mai lập hồ sơ, kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm ở Đầm Bông. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, báo cáo đề xuất UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý.

Phó Chủ tịch UBND phường Định Công Đặng Xuân Chiến cho biết, đến nay, phường đã đình chỉ hoạt động hơn 40 nhà xưởng không đảm bảo PCCC ở Đầm Bông. “Việc xử lý dứt điểm các công trình sai phạm ở Đầm Bông cũng cần phải có thời gian”, ông Chiến nói.

Hà Nội đang triển khai bao nhiêu dự án nhà ở xã hội?

Tin tức trên Doanhnhanvn, Hà Nội có 219 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị đang triển khai theo Kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2021-2025, trong đó có 48 dự án nhà ở xã hội.

Theo UBND TP Hà Nội, hiện Thành phố đang triển khai xây dựng 219 dự án về nhà ở, khu đô thị. Trong đó, có 140 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, tương ứng gần 41,5 triệu mét vuông sàn nhà ở, 221.507 căn hộ; 48 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, tương ứng gần 2,9 triệu mét vuông sàn nhà ở, 3.900 căn hộ; 21 dự án nhà ở tái định cư với khoảng 817.700 mét vuông sàn nhà ở, 10.232 căn hộ và 10 dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

tm-img-alt
Hà Nội đang triển khai 219 dự án nhà ở, khu đô thị. Ảnh Nhật Di.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, chính sách tín dụng siết chặt, giá nguyên vật liệu tăng cao... đã đẩy giá thành sản phẩm bất động sản tăng theo, giá tăng trên 10%. Bên cạnh đó, một số vướng mắc về thủ tục đầu tư... khiến các chủ đầu tư dự án, nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tham gia thị trường. Nguồn cung bất động sản thông qua các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 có sự sụt giảm rõ rệt: Giảm khoảng 24% số lượng căn hộ và giảm khoảng 56% diện tích sàn xây dựng...

Từ đầu năm đến hết quý III/2022, giao dịch bất động sản trên thị trường Hà Nội trầm lắng hơn cuối năm 2021, lượng sản phẩm được chào bán trên thị trường tập trung chủ yếu vào các dự án đầu tư ở các quận, huyện vùng ven do ưu thế về quỹ đất; phân khúc căn hộ chung cư trung và cao cấp chiếm số đa số nhưng giá rất cao, lượng, giao dịch thấp, ước chỉ đạt khoảng 10% lượng sản phẩm chào bán ra thị trường, còn căn hộ thu nhập thấp, nhà ở xã hội thấp. Cụ thể, đối với năm 2022 giảm 25% số lượng căn hộ đưa ra thị trường và tổng diện tích sàn giảm 55% so với năm 2021.

"Trong góc độ TP Hà Nội, chúng tôi thấy một yếu tố pháp lý cũng rất khó khăn, cụ thể, đến giờ phút này, khả năng phát triển các dự án mới khó khăn vì vướng cơ chế đầu tư, đặc biệt mô hình đầu tư, chỉ có hình thức là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hay đấu giá quyền sử dụng đất để phát triển các dự án nhà ở thương mại là khu đô thị mới", ông Tuấn bày tỏ.

Tuy nhiên trong trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì buộc phải thu hồi đất, còn đấu giá quyền sử dụng đất phải trên cơ sở xác định các pháp lý liên quan tới ranh giới của khu vực đấu thầu và đấu giá.

Hà Nội phát hiện 2 cơ sở kinh doanh "máy đo nồng độ cồn" không rõ nguồn gốc

Cụ thể, qua kiểm tra tại cửa hàng thiết bị y tế Lê Thúy Hải, địa chỉ số 110 - E2 phố Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, do bà Lê Thúy Hải là người đại diện, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang bày bán: 100 hộp kim chích lấy máu thử tiểu đường (50 cái/hộp) nhãn chữ Sinodraw Made in China và 01 bộ máy đo nồng độ cồn trong hơi thở mã CA 2000 nhãn chữ nước ngoài, không tem kiểm định.

tm-img-alt
Thiết bị đo nồng độ cồn không có nhãn phụ bằng tiếng Việt (Ảnh: ANTĐ)

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ của số hàng hóa trên.

Tiếp đó, tiến hành kiểm tra tại cửa hàng Tổng đại lý vật tư thiết bị y tế “Sức khoẻ vàng”, địa chỉ số 73A phố Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng đang mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường. Bà Đoàn Thị Ánh Khuyên, đại diện hộ kinh doanh không có mặt tại cửa hàng. Bà Lê Kim Hoàn là nhân viên bán hàng đang trực tiếp bán hàng tại cơ sở.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở đang bày bán: 01 chiếc máy đo nồng độ cồn trong hơi thở nhãn có chữ tượng hình mã CA 2000, 01 chiếc máy đo nồng độ cồn trong hơi thở Drive Safely, 06 chiếc nhiệt kế hồng ngoại NITIKA và 80 miếng dán giữ nhiệt Kichilachi. Tổng cộng 88 sản phẩm là hàng hoá do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 21/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.