Thứ sáu, 29/03/2024 12:03 (GMT+7)

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 11/9/2018

MTĐT -  Thứ ba, 11/09/2018 20:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 11/9/2018, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất của Hà Nội ngày 11/9.

Không có chuyện cho xây dựng lại “cung điện công chúa” tại Ba Vì

Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì cho biết, với những công trình vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm quy hoạch, thành phố đã có thanh tra và kết luận sai phạm. Huyện đã tiến hành cưỡng chế, xử lý vi phạm.

Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì thông tin báo chí chiều 11.9. Ảnh: Trần Vương.

Tại buổi giao ban, PV các cơ quan báo chí cũng đã đặt các câu hỏi liên quan đến việc phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của huyện Ba Vì. Công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn còn để ra nhiều sai phạm. Việc triển khai việc xây dựng, phát triển Nông thôn mới tại huyện còn chậm…

Trả lời các câu hỏi tại đây, ông Đỗ Mạnh Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì - nhìn nhận: Huyện Ba Vì có cả núi, sông và đồng bào dân tộc. Huyện có 2 di tích nổi tiếng thờ hai đức thánh là Tản Viên Sơn và Hồ Chí Minh. Hiện huyện có 15 đơn vị du lịch đang hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, việc phát huy tiềm năng du lịch còn chưa xứng tầm.

“Hiện nay, huyện Ba Vì xác định du lịch là ngành mũi nhọn. Trong nghị quyết của huyện cũng xác định như vậy. Việc này sẽ được tiếp tục triển khai thực hiện nhằm tăng thu nhập cho huyện. Trong thời gian tới, các giải pháp sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để quảng bá hình ảnh nhiều hơn, phát triển du lịch cộng đồng…” – ông Hưng nói.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho hay, một số vụ việc liên quan đến việc quản lý quy hoạch, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn… đã có thanh tra, xử lý những vi phạm. Một số cán bộ cũng đã bị xử lý.

Phó Chủ tịch huyện Ba Vì cho biết: “Về Điền viên thôn, thành phố và thanh tra đã có kết luận, đã có những xử lý cán bộ. Đối với cung điện Công chúa nhà trời, huyện đã tổ chức cưỡng chế. Hiện toàn bộ diện tích giao cho UBND xã quản lý, không có việc xây dựng lại. Trong quá trình tháo dỡ, huyện làm rất cẩn thận, tỉ mỉ”.

Chiều 11/9 tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm có buổi thông tin với báo chí nhân dịp tròn 2 năm thí điểm triển khai không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm.

UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất Thành uỷ, UBND TP Hà Nội mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn Kiếm để giảm áp lực đông người, phù hợp với thực tiễn và kết hợp 2 khu vực không gian đi bộ thành 1 chỉnh thể bổ trợ chức năng.

Ông Dương Đức Tuấn, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết trong tương lai, phố đi bộ Hoàn Kiếm sẽ được mở rộng về tất cả các hướng. Tuy nhiên trước mắt quận ưu tiên mở rộng theo hướng bắc, kết nối với khu phố cổ Hà Nội để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Việc thực hiện thí điểm tổ chức không gian đi bộ cũng đã góp phần kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm và TP. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, lượng khách trong và ngoài nước đến thăm quan và tham gia trung bình ban ngày có khoảng 3.000 đến 5.000 người, buổi tối có khoảng 15.000 - 20.000 người và tại những thời điểm có sự kiện lớn lên đến trên 30.000 người.

Lượng khách du lịch lưu trú đến quận Hoàn Kiếm và TP cũng đã tăng nhanh, năm 2017 đạt 1.776.366 lượt người, tăng 33% so với năm 2016 còn trong 9 tháng đầu năm 2018 đã đạt 1.424.089 lượt người, tăng 18% so với cùng kỳ.

Cùng với đó, số lượng cửa hàng kinh doanh chuyển sang phục vụ cho dịch vụ du lịch tăng 594 cơ sở còn số khách sạn và cơ sở lưu trú cũng đã tăng 121 cơ sở so với năm 2017. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong năm 2018 ước đạt khoảng 7.500 tỉ, tăng hơn so với năm trước.

Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn quận được duy trì tốt.

Hiện tại trong khu phố cổ đang có 6 tuyến phố đi bộ. Như vậy việc mở rộng phố đi bộ Hoàn Kiếm về hướng khu phố cổ thực chất là kết nối các tuyến phố đi bộ lại.

Tiếp đó, quận Hoàn Kiếm sẽ xin ý kiến thành phố cho mở rộng phố đi bộ về hướng đông để kết nối với khu vực Nhà hát lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam,...

Ý kiến mở rộng phố đi bộ về hướng tây (khu vực Nhà thờ lớn) cũng được quận nghiên cứu, xem xét, nhưng sẽ triển khai sau cùng. Cùng với việc mở rộng diện tích phố đi bộ, quận Hoàn Kiếm đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng chuyên trách để quản lý, điều hành phố đi bộ.

Hà Nội: Duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn-Hương Sơn

Hà Nội mới đưa tin, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng ký ban hành Quyết định số 4772/QĐ-UBND về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn-Hương Sơn, tỷ lệ 1/500 tại huyện Mỹ Đức.

Quyết định nêu rõ, tuyến đường là một phần của tuyến đường trục nối Chúc Sơn-Miếu Môn-Hương Sơn được xác định phù hợp với Quy hoạch giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội, đi qua địa bàn các xã: Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn, Họp Tiến, Hợp Thanh, An Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Tổng chiều dài tuyến khoảng 25km.
Điểm đầu tuyến tại nút giao với tỉnh lộ 429 thuộc địa phận xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Điểm cuối tuyến tại nút giao với tỉnh lộ 419 thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tuyến đường có quy mô mặt cắt ngang 6=27111 với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, được xác định phù hợp theo Quy hoạch giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội.
Nút giao với đường cao tốc Tây Bắc-Quốc lộ 5B là nút giao khác mức (quy mô, hình thức nút giao thực hiện theo dự án riêng), các nút giao thông còn lại là nút giao bằng. Chỉ giới đường đỏ tại các nút giao dọc theo tuyến đường sẽ được xác định theo các Dự án, quy hoạch chi tiết hoặc Tổng mặt bằng được duyệt.
UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch-Kiến trúc xác nhận hồ sơ chỉ giới đường đỏ phù hợp với nội dung Quyết định này; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trình duyệt; Giao Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Quan Sơn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ để UBND huyện Mỹ Đức chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức công bố công khai hồ sơ chỉ giới đường đỏ được phê duyệt kèm theo Quyết định này và bàn giao hồ sơ được duyệt cho chính quyền địa phương, để các tổ chức, cơ quan và Nhân dân biết, thực hiện.
Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Chủ tịch UBND các xã: Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn, Họp Tiến, Hợp Thanh, An Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn có tuyến đường đi qua chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chỉ giới đường đỏ, quản lý việc xây dựng các công trình dọc theo tuyến đường theo chỉ giới đường đỏ được duyệt và hành lang an toàn đường bộ theo quy định, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm 1 thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Việc triển khai cắm mốc giới quy hoạch tuyến đường được tổ chức thực hiện đồng thời với công tác cắm mốc giới thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (trong quá triển khai Dự án đầu tư tuyến đường) để tránh lãng phí, chồng chéo.

Cưỡng chế giải phóng mặt bằng Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I

Dự án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I được thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2007 nhưng đã 11 năm trôi qua dự án vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, giảm hiệu quả nguồn lực đất đai.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đáp ứng yêu cầu thu hút nguồn lực đầu tư, ngày 11/9, UBND huyện Thanh Trì tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 28 hộ dân cố tình không bàn giao mặt bằng. Trong tổng diện tích gần 20.000 m2 đất nông nghiệp phải thu hồi của 28 hộ gia đình tại xã Tân Triều, có 12 hộ đang có công trình trên đất, còn lại là diện tích đất ao, vườn và đất trống.

Theo UBND huyện Thanh Trì, ngày 26/10/2007,UBND thành phố Hà Nội có quyết định về việc thu hồi 357.910m2 đất tại xã Tân Triều giao cho Trung tâm Phát triển qũy đất (thuộc Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng) để tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chuẩn bị mặt bằng thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ diện tích đất Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I, phục vụ xây dựng nhà tái định cư.

Huyện Thanh trì huy động phương tiện cơ giới thực hiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng để xây dựng khu tái định cư Tây Nam Kim Giang. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Sau đó, ngày 5/10/2010, UBND thành phố Hà Nội quyết định giao Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì làm chủ đầu tư thực hiện Dự án GPMB và san nền sơ bộ Khu đô thị theo địa giới hành chính của huyện.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường cho biết, căn cứ các văn bản pháp lý, thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan giải phóng mặt bằng dự án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ các chính sách bồi thường, hỗ trợ theo hướng có lợi nhất cho người dân bị thu hồi đất.

Cụ thể, UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 369 hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng; đã tổ chức công khai phương án và chi trả tiền cho các hộ. Tuy nhiên, trong số đó vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân chưa nhận tiền, bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.

Theo thống kê, trong 97 hộ gia đình đã phê duyệt phương án nhưng chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng, các thửa đất nằm rải rác tại các ô đất mà thành phố giao cho nhiều chủ đầu tư khác nhau. Do vậy, việc cưỡng chế sẽ không triển khai đồng thời mà phải theo tiến độ của từng chủ đầu tư để đảm bảo sau khi cưỡng chế có đơn vị tiếp nhận, quản lý mặt bằng, tránh tái lấn chiếm.

Trước mắt, theo của đề nghị của Công ty TNHH Đầu tư Thanh Xuân Bắc, huyện sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng theo từng giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 triển khai tại các ô đất TT3, TT4, TT7A, một phần tuyến đường số 2, 3, 14, 23.

Sau khi kiểm tra, rà soát, chỉ có 28 hộ nằm trong giai đoạn 1 mà công ty này đề nghị nên UBND huyện đã ban hành các quyết định cưỡng chế thu hồi 19.974,41 m2 đất nông nghiệp.

Xế hộp đâm loạt xe máy, 'hạ gục' cây vỉa hè Hà Nội

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 14h30 chiều nay giữa xe Toyota Camry màu trắng BKS 30A-580.XX với 2 xe máy BKS 29-T5 73XX và 29-H1 408XX trước cửa số nhà 174 Ô Chợ Dừa.

Chiếc Camry đang đi từ khu vực ngã tư Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa đến Ô Chợ Dừa - Xã Đàn thì đâm liên tiếp vào 2 xe máy phía trước, tiếp tục lao lên vỉa hè và chỉ dừng lại khi đâm gãy một gốc cây.

Xế hộp đâm loạt xe máy, húc đổ cây vỉa hè Hà Nội

Vụ tai nạn khiến 3 người ngồi trên 2 xe máy bị thương, trong đó 1 người đàn ông phải đi cấp cứu tại bệnh viện, nhiều người đi đường hoảng loạn.  

Tại hiện trường, ô tô gây tai nạn bị hư hỏng nặng phần đầu, cây đâm xuyên qua một phần xe, 2 xe máy nằm lăn lốc trên đường, nhiều mảnh nhựa của xe máy văng trên mặt đường.

Công an phường Ô Chợ Dừa và đội CSGT số 3 đã có mặt phân luồng và giải quyết hiện trường.

Bạn đang đọc bài viết Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 11/9/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới