Thứ bảy, 20/04/2024 13:18 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/8/2019

MTĐT -  Thứ bảy, 17/08/2019 09:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/8/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/8/2019.

Hàng ngàn héc ta rừng chết khô vì nắng nóng

Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết đợt nắng nóng kéo dài những tháng qua đã làm khoảng 10.000 ha cây rừng sản xuất chết khô, nhiều nhất là ở 2 huyện Bình Sơn và Đức Phổ.

Đây là đợt nắng nóng kéo dài lịch sử đối với tỉnh Quảng Ngãi, khiến ngành nông nghiệp tỉnh này gặp nhiều khó khăn.

Bà Phạm Thị Lan (ở thôn Phú Nhiêu, xã Bình Phú, H.Bình Sơn) cho biết chưa năm nào nắng kéo dài như năm nay, làm cho cây keo chết từng chòm, sau đó lan ra rộng khắp rẫy. Những cơn mưa vừa qua chỉ cứu được những cây mới bị héo, còn lại đều chết đứng vì khô quá lâu, thân cây đã chết do thiếu nước.

Nhiều nông dân tỉnh Quảng Ngãi rơi vào cảnh trắng tay sau nhiều năm trồng, chăm sóc cây keo, giờ thu lại bằng củi, bán tháo bán đổ được đồng nào hay đồng ấy. Có hộ chẳng buồn chặt về, để cả rừng cây khô khốc, nguy cơ cháy rừng rất cao.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, không chỉ rừng cây sản xuất mà diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn cũng bị chết khô do nắng nóng. Ngành chức năng tỉnh đang thống kê đầy đủ diện tích rừng bị chết do nắng nóng ở các địa phương để tính mức thiệt hại, đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ người dân tái sản xuất.

Quảng Bình: Tôm chết hàng loạt, người dân khóc ròng

Thời gian gần đây, hàng chục hồ tôm nuôi nước lợ của người dân ở phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) xuất hiện hiện tượng tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Nhiều gia đình bị thiệt hại nặng, mất trắng hàng trăm triệu đồng.

Được biết, hiện trên địa bàn phường Quảng Phúc có 40ha nuôi tôm nhưng 10ha tôm đã bị chết. Hộ gia đình nào nuôi tôm nhiều tháng rồi thì thu hoạch đỡ mất mát, những hộ mới nuôi tôm được một tháng mất trắng.

Ông Phan Thanh Đôn – Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc xác nhận có tình trạng tôm ở các hồ chết hàng loạt và cho biết: “Tôm chết một phần là do thời tiết nắng nóng, tôm không phát triển được cộng với nước có độ mặn cao.

Chúng tôi cũng đã cử cán bộ Thú y đến kiểm tra ở cá hồ nuôi tôm nhưng chưa xác định chính xác được nguyên nhân. Ủy ban phường cũng đã báo cáo lên UBND Thị xã Ba Đồn để có phương án hỗ trợ cho các hộ dân nuôi tôm bị thiệt hại”.

Ngao ở chết Thái Bình không phải do ô nhiễm nguồn nước

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại các đầm bãi rộng lớn thuộc huyện ven biển Tiền Hải (tỉnh Thái Bình), hàng trăm héc ta nuôi ngao giống, ngao thương phẩm bị chết, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải Trần Minh Tiến khẳng định không phải do ô nhiễm môi trường nước.

Theo UBND huyện Tiền Hải, trong số 1.900 ha nuôi ngao thì có hơn 530 ha ngao chết, xảy ra chủ yếu ở hai xã Đông Minh và Nam Thịnh. Các hộ đã bị thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nuôi ngao giống, với mật độ nuôi từ 1.000 đến 1.500 con/m2.

Trao đổi với phóng viên VOV, ông Trần Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hảỉ cho biết: nguyên nhân ngao chết vừa qua là do sốc nhiệt. Sau bão số 3 vừa qua, thời tiết liên tục nắng gắt và đúng vào đợt triều rút nên chỉ có ba con nước vào các ngày 7, 8 và 9/8. Nước không vào được các đầm nên ngao bị phơi nắng nóng.

“Tôi khẳng định không phải do ô nhiễm môi trường nước, vì thời gian từ đầu mùa vụ đến nay, người dân chưa thực hiện phòng trừ sâu bệnh. Do đó, nước trên hệ thống sông Lân tiêu ra biển, chưa ảnh hưởng gì đến môi trường nước biển. Hiện nay, nước triều dần cao không còn hiện tượng ngao chết. Huyện Tiền Hải đang khẩn trương chỉ đạo các vùng nuôi ngao khẩn trương thu gom xác ngao chết, tiến hành vệ sinh đầm bãi để cứu lớp ngao còn lại, đồng thời để triển khai vụ nuôi ngao tiếp theo...”, ông Tiến nói.

Các cơ quan chức năng Thái Bình khuyến cáo những hộ nuôi ngao ở các bãi cao cần cải tạo, hút cát, hạ thấp bãi nuôi phù hợp với mực nước lên xuống của thủy triều, tạo bãi nuôi bằng phẳng, không để đọng nước.

Cảnh báo hạt vi nhựa làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về sự ô nhiễm đáng kể của bầu khí quyển và yêu cầu nghiên cứu khẩn cấp về các tác động sức khỏe tiềm ẩn đối với con người. Theo nghiên cứu này, nồng độ ô nhiễm vi mô đã được tìm thấy trong tuyết từ Bắc Cực đến dãy Alps,

Nghiên cứu cũng cho thấy tuyết thu giữ các hạt từ không khí khi nó rơi xuống và các mẫu băng trôi trên đại dương từ Greenland đến Svalbard chứa trung bình 1.760 hạt vi nhựa trong mỗi lít nước. Thậm chí nhiều hơn - trung bình 24.600 mỗi lít xuất hiện tại các khu vực châu Âu. Nghiên cứu cho thấy gió là một yếu tố chính lan truyền ô nhiễm hạt vi nhựa trên toàn cầu.

Các nhà khoa học kêu gọi nghiên cứu về tác dụng của hạt vi nhựa trong không khí đối với sức khỏe con người, chỉ ra một nghiên cứu trước đó đã tìm thấy các hạt trong mô phổi của người ung thư. Hồi tháng 6/2019, một nghiên cứu khác cho thấy con người ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm.

Nhiều triệu tấn nhựa bị thải ra môi trường mỗi năm và bị phân hủy thành các hạt nhỏ và sợi không phân hủy sinh học. Những hạt này, được gọi là hạt vi nhựa (microplastic) hiện đã được tìm thấy ở khắp mọi nơi từ vùng núi cao đến đại dương sâu và có thể mang theo hóa chất độc hại và vi khuẩn gây hại.

Nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Melanie Bergmann thuộc Viện nghiên cứu vùng cực và đại dương Alfred Wegener ở Đức cho biết: “Chúng tôi thực sự cần nghiên cứu về khía cạnh sức khỏe của con người. Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu được công bố về hạt vi nhựa nhưng không cụ thể về tác động của chúng đối với sức khỏe con người và điều đó thực sự kỳ lạ đối với tôi”.

Theo Bergmann, hạt vi nhựa nên được đưa vào các chương trình giám sát ô nhiễm không khí.

Bergmann trước đây đã tìm thấy 12.000 hạt vi nhựa trong mỗi lít nước trong các mẫu băng biển Bắc Cực. Một số hạt vi nhựa xuất phát từ các khu vực đông dân bởi các dòng hải lưu, nhưng phân tích các mẫu tuyết cho thấy đa số loại hạt này bị gió thổi.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/8/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ