Thứ sáu, 26/04/2024 01:52 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/8/2019

MTĐT -  Chủ nhật, 18/08/2019 10:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/8/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/8/2019.

Singapore chi 7,2 tỷ USD cho hệ thống đường ống nước thải ngầm "siêu tốc"

Tuyến đường ống nước thải ngầm "siêu tốc" nói trên có đường kính từ 3-6m và được lắp đặt ở độ sâu 35-55m so với mặt đất.

Hệ thống đường ống này sẽ tiếp nhận nước thải từ các hộ gia đình và các nhà máy và sau đó đưa tới các nhà máy xử lý. Nước thải sau khi được xử lý sẽ được sử dụng chủ yếu cho mục đích công nghiệp và làm mát không khí.

Theo ông Ng Joo Hee, Giám đốc điều hành Ủy ban Công ích Singapore, đối với Singapore, nước đã qua sử dụng là một nguồn nước hữu ích và không được lãng phí.

Tuyến đường ống nước thải ngầm này có chiều dài 90 km, dự kiến được hoàn tất vào năm 2025, sẽ giúp nâng tỷ lệ nước thải được tái sử dụng sau khi qua khâu xử lý trong tổng nhu cầu nước của Singapore. Chính phủ Singapore hi vọng đến năm 2060, tỷ lệ này sẽ tăng lên 85% nhu cầu nước của "đảo quốc Sư tử", nhờ hoạt động tái chế nước thải và khử mặn nước biển.

Singapore, một quốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nước ngọt, đang đầu tư mạnh mẽ để nâng cao tỷ lệ tự cung, tự cấp nước sạch và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung nước từ nước láng giềng Malaysia. Theo Hiệp định Nước năm 1962 mà Singapore và Malaysia đã ký kết, Singapore được quyền mua 250 triệu gallon (945 triệu lít) nước/ngày từ sông Johor của Malaysia với giá 0,03 ringgit (0,7 xu Mỹ)/1.000 gallon.

Tuy vậy, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, người đã trở lại vị trí điều hành đất nước Malaysia từ tháng 5/2018, đã yêu cầu nâng giá nước cung cấp cho Singapore do cho rằng mức giá trên là không hợp lý. Singapore và Malaysia đã không đạt được thỏa thuận về giá nước, do đó, không loại trừ khả năng việc ngừng cung cấp nước cho Singapore có thể sẽ xảy ra.

Thành phố Jakarta vật lộn trước nguy cơ bị nhấn chìm

Thủ đô Jakarta của Indonesia là một trong những thành phố sụt lún nhanh nhất thế giới, với 1/3 diện tích có thể ngập dưới nước vào năm 2050.

Dòng nước xanh đục chảy vào sàn một tòa nhà bỏ hoang. Dọc bờ sông đầy rác là những căn nhà lán nhỏ xíu có thể bị nước biển tràn vào bất cứ lúc nào. Tình cảnh sống chung với lũ này của 10 triệu người dân Jakarta đã diễn ra từ nhiều năm nay.

Anh Rasdi - người dân Jakarta, Indonesia - cho hay: "Mỗi khi có lũ tôi rất sợ. Tôi suýt chết chìm hồi năm 2007, tất cả đồ đạc bị cuốn trôi và tôi phải bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng".

Jakarta không có hệ thống cung cấp nước máy ở vùng phía Bắc. Do đó, các ngành nghề kinh doanh và người dân ở khu vực này sống nhờ khai thác nước ngầm. Và chính việc khai thác tràn lan này đã khiến Jakarta chìm tới 25 cm mỗi năm. Hiện tại có vài phần đã chìm sâu tới 4 m dưới mực nước biển.

"Trước đây chúng tôi có bãi biển rất đẹp, vẫn có thể đi bơi được. Nhưng bây giờ chúng tôi không thể bơi được nữa. Mỗi khi thủy triều lên sẽ bị ngập lụt, nước rất bẩn và đục" - chị Rastini - người dân Jakarta, Indonesia cho hay.

Indonesia rất dễ bị ngập lụt vào mùa mưa, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn vì mực nước biển đang tăng lên do biến đổi khí hậu. Chính phủ nước này cũng đã đầu tư dự án hơn 40 tỷ USD để xây tường bao quanh thủ đô, ngăn biển xâm lấn.

Bạc Liêu xuất hiện tình trạng vứt lợn chết xuống sông

Theo báo Thanh niên, người dân ở TT.Ngan Dừa, H.Hồng Dân (Bạc Liêu) bức xúc phản ánh trong thời gian gần đây họ phát hiện nhiều xác lợn chết bị vướt xuống sông Ngan Dừa, gây hôi thối, ô nhiễm trầm trọng.

Chiều 17/8, một số hộ dân ở TT.Ngan Dừa bức xúc cho biết mặc dù địa phương liên tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuyệt đối không vứt xác lợn nhiễm bệnh, chết ra môi trường, đặc biệt là lợn chết do nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, một số người dân thiếu ý thức vẫn vứt xác lợn chết xuống sông Ngan Dừa, thuộc TT.Ngan Dừa.

Theo phản ánh của người dân, tình trạng xác lợn chết nổi lềnh bềnh trên sông Ngan Dừa xuất hiện trong ít ngày qua. Do xác lợn chết đang trong giai đoạn phân hủy nên bốc mùi hôi thối nồng nặc. Bà con kiến nghị chính quyền địa phương tiến hành thu gom, tiêu hủy để đảm bảo môi trường, tránh nguy cơ lây lan bệnh dịch ra diện rộng.

Cùng ngày, theo ông Trương Phước Thông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, cho biết tình hình dịch tả lợn châu Phi còn đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng lây lan ra diện rộng.

Hải Phòng: Lan tỏa phong trào chống rác thải nhựa

Hưởng ứng chiến dịch “không rác thải nhựa”, TP. Hải Phòng tích cực vào cuộc và hành động bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị và cơ sở tích cực thực hiện Thông báo số 333/TB-UBND của UBND TP Hải Phòng về việc hạn chế dùng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn, cô Nguyễn Thị Minh Khoa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Lê Chân, Hải Phòng) cho biết: Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, Trường đã vận động giáo viên, học sinh nói không với rác thải nhựa. Thay vào đó, Trường thường xuyên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tại các cuộc họp, Trường không sử dụng chai nước nhỏ (lavie) nữa mà dùng bình nước lớn, được uống bằng cốc thủy tinh, cốc sứ. Trong căng tin của trường, không cho dùng cốc nhựa sử dụng một lần nữa mà sẽ thay bằng cốc inox. Cùng với đó, Trường chủ động yêu cầu các đơn vị cung ứng thực phẩm không sử dụng túi nilon để đựng, bọc sản phẩm nữa.

Cô Khoa cho biết thêm, nhà trường không dùng mệnh lệnh mà bằng hình thức tuyên truyền để các em sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoặc tổ chức nhiều chương trình liên quan đến chủ đề bảo vệ môi trường.

Mỗi em học sinh sẽ là một kênh tuyên truyền đến từng gia đình, bố mẹ trong việc hạn chế rác thải nhựa. Tuy nhiên, muốn các em thay đổi thói quen thì chính mình phải thay đổi trước tiên – cô Khoa chia sẻ.

Theo bà Đỗ Thị Hòa – PGĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng: Thực hiện Thông báo số 333 của UBND TP Hải Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, các trường học trên địa bàn tổ chức phổ biến, thông tin, tuyên truyền, vận động các cán bộ,… hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”. Đồng thời, đề nghị các cơ sở giáo dục có những hành động thiết thực nhằm hạn chế sử dụng, tiến tới nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần, không sử dụng các loại nước uống đóng chai nhựa, các ly, cốc, ống hút nhựa sử dụng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo…

Đến nay Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã tổ chức triển khai thực hiện Thông báo của UBND thành phố đến tất cả các cơ sở giáo dục, các trường học. Các trường đều yêu cầu 100% cán bộ, giáo viên hạn chế sử dụng sản phẩm rác thải 1 lần, thực hiện hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” – bà Hòa cho biết thêm.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/8/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.