Thứ tư, 24/04/2024 23:17 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 12/6/2019

MTĐT -  Thứ tư, 12/06/2019 13:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 12/6/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 12/6/2019.

Trung Quốc: 1,4 triệu người bị ảnh hưởng do mưa lũ

Ngày 11/6, hãng Reuters đưa tin ít nhất 5 người chết, hàng ngàn người bị mắc kẹt bởi mưa, lũ khi mưa lớn đổ xuống các khu vực miền Trung và Nam Trung Quốc.

Tin tức tờ China Daily cho hay tại tỉnh Giang Tây, 10.800ha hoa màu bị lũ cuốn trôi, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy và 1,4 triệu người dân bị ảnh hưởng. Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 382 triệu USD. Trong khi đó, tại Quảng Tây 20.000 gia đình bị mất điện sinh hoạt, nhiều cầu cống, đường sá và cơ sở hạ tầng bị hư hại nghiêm trọng.

Theo Cơ quan Dự báo khí tượng thủy văn Trung Quốc, lượng mưa tại Giang Tây ở mức 688mm. Một khu vực ở Giang Tây và tỉnh Hồ Nam, lượng mưa đã đạt đỉnh vào tháng 6. Cơ quan trên cũng cho biết, đến ngày 13/6, mưa lớn sẽ mở rộng sang các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên… đồng thời cảnh báo các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác phòng chống mưa bão, đối phó với khả năng đê của các con sông nhỏ có thể bị vỡ trong vài ngày tới.

Dừng xây dựng dự án xử lý rác thải ở Đắk Nông

Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ký thông báo gửi UBND huyện Đắk R’Lấp và các ngành chức năng liên quan quyết định “số phận” của dự án Bãi thu gom, xử lý chất thải tại thôn 8, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’Lấp.

Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo dừng thực hiện việc giải phóng mặt bằng, xây dựng bãi rác huyện Đắk R’Lấp tại vị trí nêu trên.

Theo đó, sau khi kiểm tra thực địa và tổ chức cuộc họp tại địa phương để lấy ý kiến các bên liên quan, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông quyết định dừng thực hiện dự án Bãi thu gom, xử lý rác thải huyện Đắk R’Lấp tại vị trí thôn 8, xã Quảng Tín. Lý do là vị trí này cách khu vực dân cư hiện hữu chỉ 700 mét, không đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo quy định. Vị trí này cũng không nằm trong quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Thêm nữa, việc triển khai dự án chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.

UBND tỉnh Đắk Nông giao UBND huyện Đắk R’Lấp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan khảo sát, đề xuất một vị trí mới để xây dựng bãi rác. Vị trí mới phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, có diện tích từ 15 - 20 ha, nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải lâu dài của cả huyện.

Liên quan đến dự án xử lý rác thải huyện Đắk R’Lấp, ông Lê Mai Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R’Lấp cho biết UBND huyện đề xuất chọn vị trí tại thôn 8, xã Quảng Tín sau khi đã cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề thuận lợi đi lại, thuận lợi trong giải phóng mặt bằng cũng như hạn chế nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, một số hộ dân sống xung quanh lại phản đối với lý do vị trí này chưa có trong quy hoạch, đất đai dự kiến được giải tỏa đền bù để xây dựng là đất của một số vị nguyên là lãnh đạo huyện Đắk R’Lấp, lãnh đạo UBND xã Quảng Tín. Do đó, vấn đề giải phóng mặt bằng, triển khai dự án kéo dài, không đúng tiến độ so với kế hoạch.

Cũng theo ông Lê Mai Toản, việc xử lý rác thải là vấn đề làm “đau đầu” lãnh đạo huyện nhiều năm nay. Nguyên do là bãi rác cũ của huyện tại bon Đắk B’lao, thị trấn Kiến Đức đã quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngành chức năng dự kiến phân bổ số tiền hơn 58 tỉ đồng từ chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giải đoạn 2016 – 2020 của Bộ Tài nguyên – Môi trường để xây dựng bãi rác mới; đồng thời đóng cửa bãi rác cũ, xử lý, di dời toàn bộ lượng rác tồn đọng đến vị trí mới để xử lý, phân hủy, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Canada bắt tay cứu hệ sinh thái biển

Canada sẽ cấm các vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần vào năm 2021, trong đó có túi đựng, ống hút, dao kéo và que khuấy… để giảm lượng rác thải gây tổn hại cho hệ sinh thái biển của nước này.

Thủ tướng Justin Trudeau đã thông báo như thế hôm 10-6, đồng thời nhấn mạnh đây là "vấn đề không thể phớt lờ được" và Canada cần phải dẫn đầu cuộc chiến chống ô nhiễm rác thải nhựa khi nước này có đường bờ biển dài nhất thế giới. "Rác thải nhựa chất đầy các bãi rác và lò đốt rác, xả bừa bãi ngoài công viên và bãi biển, gây ô nhiễm các sông, hồ và đại dương, làm chết rùa, cá và các loài động vật biển có vú" - nhà lãnh đạo Canada nhấn mạnh.

Thủ tướng Trudeau cho biết chính phủ Canada sẽ làm việc với các công ty sử dụng hoặc chế tạo sản phẩm nhựa để đặt ra các mục tiêu về rác thải. Còn Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada Catherine McKenna khẳng định đã đến lúc hành động. Theo chính phủ Canada, mỗi năm 1 triệu con chim và hơn 100.000 động vật biển có vú trên khắp thế giới bị thương hoặc chết khi ăn nhầm rác thải nhựa.

Canada có động thái nói trên sau khi xảy ra tranh cãi với Philippines, liên quan đến 103 container chứa 1.500 tấn rác thải độc hại của một công ty ở tỉnh Ontario chồng chất tại vịnh Subic trong suốt 6 năm trời. Cuối tháng 5, Philippines đã quyết định gửi trả lại số rác trên cho Canada.

Jakarta ô nhiễm không khí nhất thế giới trong dịp lễ Eid al-Fitr

Tin tức trên vov cho biết, trong tuần lễ lớn Eid al-Fitr của người Hồi giáo tại Indonesia, chỉ số ô nhiễm không khí của thủ đô Jakarta đã tăng cao, vượt qua cả thành phố Thành Đô của Trung Quốc và Dubai của Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất, trở thành thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới.

Ngày 10/6, Tổ chức Hoà Bình Xanh (GreenPeace) cho biết chỉ số ô nhiễm trong không khí tại thành phố Jakarta trong tuần lễ Eid al-Fitr đạt 210. Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay, vượt qua ngưỡng 170 của Dubai, thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chỉ số nồng độ bụi của Jakarta đo được trong khoảng thời gian này cũng vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Đây là một dấu hỏi lớn đặt ra cho các nhà chức trách thành phố. Bởi vào kì nghỉ lễ này, hơn 17.000 phương tiện giao thông đã di chuyển ra khỏi thành phố để về quê đón lễ. Như vậy, mật độ giao thông không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra ô nhiễm không khí. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác cần được đánh giá một cách chính xác.

Năm 2018, Hòa Bình Xanh cũng công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, Jakarta là thành phố đứng số 1 khu vực Đông Nam Á về mức độ ô nhiễm không khí. Thành phố Hà Nội đứng thứ hai trong bảng xếp hạng này.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 12/6/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.