Thứ sáu, 29/03/2024 13:46 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/6/2019

MTĐT -  Thứ bảy, 15/06/2019 10:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/6/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/6/2019.

Thêm 13 người dân ở Ấn Độ chết vì bão bụi

Giới chức Ấn Độ hôm nay thông báo, ít nhất 13 người thiệt mạng trong các sự cố do ảnh hưởng của bão bụi tại bang Uttar Pradesh, miền Bắc nước này.

Các nạn nhân thiệt mạng được ghi nhận tại một số huyện thuộc địa bàn tỉnh này như Siddhartha Nagar, Deoria, Ballia và Lakhimpur Khiri.

Gần 93 ngôi nhà bị hư hại, với hơn một nửa trong số đó tập trung tại huyện Lakhimpur Khiri.

Canada, Malaysia lại căng thẳng vì rác thải nhựa

Tin tức trên báo Đại đoàn kết cho biết, chính quyền Canada không có kế hoạch tiếp nhận trở lại lượng rác thải xuất xứ từ nước này và hiện đang lưu ở Malaysia – Bộ Môi trường nước này trong hôm 14/6 tuyên bố.

Vào hồi cuối tháng 5 vừa qua, Chính phủ Malaysia cho hay họ sẽ gửi trả khoảng 3.000 tấn rác thải nhựa trở về 14 quốc gia, trong đó có Canada, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Australia và Anh. Tuy nhiên, hôm thứ Sáu vừa qua, trong một tuyên bố mới, phát ngôn viên Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada Gabrielle Lamontagne nói rằng: “Chính phủ Canada không có kế hoạch tiếp nhận lại rác thải ở Malaysia”.

Ông Gabrielle thêm rằng Canada không hề nhận được thông tin về bất cứ lượng rác thải nào từ Canada chuyển tới Malaysia, khẳng định rằng Bộ Môi trường Canada đã liên hệ với Chính phủ Malaysia để có thêm thông tin chi tiết. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu rác thải nhựa ở Malaysia thuộc trách nhiệm xử lý của Canada.

Malaysia đã trở thành bãi thải rác thải nhựa của thế giới sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải như vậy, tạo ra cơn lũ hàng triệu tấn phế liệu nhựa mỗi năm tràn về các nước lân cận. Tại Malaysia, hàng chục nhà máy rác thải bị xử lý, trong đó nhiều cơ sở không có giấy phép hoạt động, trong khi người dân liên tục khiếu nại về việc môi trường bị phá hoại.

Bộ trưởng Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin cho biết Kuala Lumpur đã trả lại 5 container rác thải nhựa nhập lậu cho Tây Ban Nha và đang điều tra những kẻ nhập lậu số rác này. Thêm nhiều rác thải sẽ được gửi trả lại nguồn xuất vào tuần sau. “Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm với những thứ họ đã xả ra” - Bộ trưởng Yeo Bee Yin nói.

Hầu hết rác thải nhựa nhập vào nước này bị nhiễm bẩn và nhựa chất lượng thấp từ các nước phát triển đều không thể tái chế. Theo bà Yeo, một số rác nhập vào nước này đã vi phạm Công ước Basel của LHQ.

Rác thải nhựa nhập vào Malaysia từ 10 quốc gia nguồn lớn nhất đã tăng vọt lên 456.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2018, so với 316.600 tấn trong cả năm 2017 và 168.500 tấn trong năm 2016.

Mỹ, Anh, Nhật Bản và Australia là một trong những nhà xuất khẩu rác nhựa hàng đầu sang Malaysia. Nhựa không thể tái chế bị đốt sẽ giải phóng các hóa chất độc hại vào khí quyển. Nếu bị chôn ở bãi rác, nó có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và đất.

Thống kê của tổ chức Hòa bình xanh cho thấy từ tháng 6/2018, Malaysia đã nhập khẩu đến 754.000 tấn rác thải nhựa. Các nhà máy tái chế trái phép liên tiếp mọc lên với những cách tái chế không đủ tiêu chuẩn gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, buộc chính quyền nước này phải vào cuộc.

Đốt rơm rạ: Gây ô nhiễm, mất an toàn

Hà Nội đang trong vụ gặt và nhiều hộ dân tái diễn việc đốt rơm rạ ngay trên ruộng. Hành động này gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông...

Hai bên đường nối từ Điểm công nghiệp làng nghề xã Liên Hà đến chợ Gối xã Tân Hội (huyện Đan Phượng) là đồng ruộng, những ngày qua, người dân đốt rơm rất nhiều. Ông Nguyễn Văn Thường (người dân xã Liên Hà) cho biết: Nắng nóng kèm theo khói rơm mù mịt khiến bầu không khí trong vùng thêm oi bức, khó chịu; nghiêm trọng nhất làm giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ...

Hà Nội đang trong vụ gặt và nhiều hộ dân tái diễn việc đốt rơm rạ ngay trên ruộng. Hành động này gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông...

Hai bên đường nối từ Điểm công nghiệp làng nghề xã Liên Hà đến chợ Gối xã Tân Hội (huyện Đan Phượng) là đồng ruộng, những ngày qua, người dân đốt rơm rất nhiều. Ông Nguyễn Văn Thường (người dân xã Liên Hà) cho biết: Nắng nóng kèm theo khói rơm mù mịt khiến bầu không khí trong vùng thêm oi bức, khó chịu; nghiêm trọng nhất làm giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ...

Kinh hoàng hồ nước biến thành hồ rác khổng lồ giữa trung tâm Hà Nội

Hàng chục năm qua, việc cải tạo, xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Linh Quang (quận Đống Đa) vẫn giậm chân tại chỗ và sự chậm trễ này đang có nguy cơ biến hồ thành ao tù, chứa đầy bèo, rác gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong những ngày nắng nóng hồ Linh Quang đang trở thành nỗi khiếp sợ của người dân sống quanh đây.

Hồ Linh Quang nằm ngay giữa khu dân cư phường Văn Chương (quận Đống Đa, Hà Nội) bị ô nhiễm nặng nề đã nhiều năm nay và trở thành nỗi khiếp sợ của người dân sống xung quanh.

Được biết, theo Quyết định 4563/QĐ-UB ngày 10/4/2004, Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Linh Quang được UBND TP Hà Nội phê duyệt với tổng mức đầu tư 130,912 tỷ đồng. Từ đó đến nay bị giậm chân tại chỗ, cứ vài năm mới thi công được một ít.

Tin tức trên Dân Việt cho biết, hiện nay, người dân khu vực này gọi hồ Linh Quang là hồ rác quả không sai. Xung quanh hồ, rác, phế thải chồng lấn, chất thành những đống lớn, xen lẫn cỏ dại.

Hiện nay, người dân khu vực này gọi hồ Linh Quang là hồ rác quả không sai. Xung quanh hồ, rác, phế thải chồng lấn, chất thành những đống lớn, xen lẫn cỏ dại.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/6/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới