Thứ sáu, 29/03/2024 17:53 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 16/6/2019

MTĐT -  Chủ nhật, 16/06/2019 13:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 16/6/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 16/6/2019.

Hàng tấn cá chết nổi trắng hồ, bốc mùi giữa trung tâm Đà Nẵng

Đến sáng 16-6, tình trạng cá chết tiếp tục xuất hiện tại hồ Thạc Gián (quận Thanh Khê, Đà Nẵng). Cá chết chủ yếu là loại cá rô phi lớn, to bằng bàn tay. Cá chết nổi trắng mặt hồ, nhất là khu vực dọc bờ, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Theo anh Hoài, quản lý quán nhậu ngay hồ Thạch Gián, cho biết cá chết bắt đầu xuất hiện lác đác từ ngày 11-6. Liên tiếp những ngày sau đó cá chết ngày càng nhiều, đến sáng nay thì nổi trắng hồ.

“Các quán lấykinh doanh ven hồ giờ khó khăn vì bốc mùi hôi thối khách không ngồi được. Các hộ dân xung quanh đóng kín cửa, thậm chí nhiều người đi đường phải đưa tay bịt mũi:, anh Hoài bức xúc nói.

Mỗi ngày công nhân dùng ghe vớt hàng trăm kg cá chết. Ảnh: HẢI HIẾU

Theo ông Mai Mã, Giám đốc Công ty thoát nước và Xử lý nước thải tiếp thì đơn vị này vẫn cử công nhân đến dọn dẹp vệ sinh, vớt xác cá chết liên tục. Mỗi ngày các công nhân vớt được vài trăm kg đến cả tấn.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, nguyên nhân cá chết là do hồ Thạc Gián có một vị trí bị rò rỉ nước thải vào hồ, còn hồ Vĩnh Trung có 3 vị trí bị rò rỉ. Qua lấy mẫu phân tích cho thấy hàm lượng oxy hòa tan không đảm bảo quy chuẩn cho phép. Đây là hiện tượng phú dưỡng: Khi tảo phát triển (do chất hữu cơ nhiều quá), lúc trời nắng thì hiện tượng quang hợp xảy ra, sinh ra oxy nhiều. Nhưng khi hết nắng, hoặc lớp nước sâu không có ánh sáng thì hiện tượng hô hấp xảy ra, lúc đó tảo sẽ lấy oxy trong nước và sinh ra CO2, việc lấy oxy trong nước làm cá không còn oxy để hô hấp nên dẫn đến bị chết.

Việc thiếu oxy này khiên nhiều loại sinh vật sống dưới nước chết, nhất là loại cá yếu như rô phi. Sở này cũng đề xuất UBND thành phố giao Sở Xây dựng kiểm tra, khắc phục tình trạng nước thải chảy vào hồ.

Trước đó, trong sự kiện Tọa đàm mùa Xuân do Đà Nẵng tổ chức, ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng "Lò vôi", ngụ Bình Dương), cùng đội ngũ kỹ thuật đã tìm ra được giải pháp giữ gìn nguồn nước bằng phương pháp xử lí vi sinh. Ban đầu, chính quyền thành phố đồng ý cho ông Dũng thực hiện tại hồ Thạc Gián. Sau đó, ông Dũng đem vật tư ra định làm thì thành phố đổi ý, yêu cầu ông Dũng thực hiện ở hồ khác dẫn đến hai bên không thống nhất, ông Dũng đem vật tư về lại Bình Dương.

Dòng sông 'nuôi' 400 triệu người Ấn Độ ô nhiễm nặng vì quá tải dân số

Sông Hằng từ hàng nghìn năm qua là mạch nước nuôi sống người dân miền Bắc Ấn Độ và Bangladesh. Đối với người dân sống hai bên bờ, con sông là biểu tượng linh thiêng của đạo Hindu cũng như của sự sống. 

Băng tuyết tan trên dãy Himalaya là nguồn cung cấp nước chính cho sông Hằng. Tại khu vực thượng lưu, nước sông Hằng được miêu tả là trong, sạch và có thể uống trực tiếp. Thế nhưng, tại khu vực hạ nguồn, sông Hằng đang đối mặt tình trạng ô nhiễm nặng do tình trạng quá tải dân số. Trong ảnh, một đoạn sông Hằng tại khu vực thượng nguồn ở miền Bắc Ấn Độ. 

Tình trạng "sức khỏe " của sông Hằng đang là mối lo ngày càng lan rộng tại Ấn Độ. Mỗi ngày, hàng tỷ lít nước thải công nghiệp và nước thải dân sinh, cùng vô số rác thải, được bơm trực tiếp vào con sống đang nuôi sống hàng trăm triệu dân, theo CNN. Trong ảnh, một người dân đang dọn rác bên bờ sông Hằng ở Kolkata.

 "Những vấn đề hiện nay mà chúng ta phải đối mặt đến từ tư duy bảo thủ áp dụng sai lầm chính sách phát triển của phương Tây", Vandana Shiva, một nhà hoạt động môi trường tại thủ đô New Delhi, nhận xét. Các nhà hoạt động cho rằng việc triệt phá những khu rừng rộng lớn để phục vụ các công trình đập thủy điện cũng như các khu công nghiệp càng góp phần làm tồi tệ thêm tình trạng ô nhiễm của sông Hằng.

"Ô nhiễm công nghiệp là điều có thể thấy bằng mắt thường. Nhưng sự ô nhiễm không thể thấy được là thứ đang giết chết các loài cá, đó là chất thải hóa học, thuốc trừ sâu, phân bón, đến từ hoạt động nông nghiệp", bà Vandana Shiva nhận xét. Trong ảnh, núi rác tại bang Uttar Pradesh, bên bờ sông Hằng.

Tập tục sinh hoạt của người dân Ấn Độ cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến chất lượng nước tại sông Hằng ngày càng đi xuống. Bên cạnh việc xả chất thải trực tiếp ra dòng sông, người dân tại một số khu vực có phong tục thả trôi thi thể của người chết trước khi hỏa táng ngay trên sông. Trong ảnh, nghi lễ hỏa táng được tổ chức ở thành phố Varanasi, trung tâm của đạo Hindu 

Biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm thêm trầm trọng tại sông Hằng. Vài năm qua, băng tại thượng nguồn sông Hằng đang giảm dần, khiến lượng nước sạch cung cấp cho dòng sông càng giảm đi. Trong ảnh, nước tại hạ nguồn sông Hằng chuyển sang màu vàng nâu, thay vì trong và sạch như tại thượng nguồn. 

Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết chi 2,8 tỷ USD từ ngân sách chính phủ để cải thiện chất lượng nước của sông Hằng, một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới. Mục tiêu của chiến dịch là làm sạch hoàn toàn lòng sông vào năm 2020. 

Để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng, Ấn Độ xây dựng hơn 1 triệu nhà vệ sinh dân dụng tại các làng dọc bờ sông, để tránh tình trạng người dân phóng uế trực tiếp xuống sông Hằng. Chính phủ Ấn Độ cũng cải tạo và xây mới 20 nhà máy xử lý rác thải cùng 50 lò hỏa táng điện.

Theo Nikkei Asian Review, chiến dịch làm sạch sông Hằng của Thủ tướng Modi đã bước đầu đạt được kết quả, khi đã giải quyết được rác thải tại một số đoạn thuộc hạ nguồn con sông. Tuy nhiên, kế hoạch tham vọng của chính phủ Ấn Độ vẫn bị đánh giá là thiếu đầu tư, khi nhiều chuyên gia nhận định 2,8 tỷ USD là khoản chi thấp hơn nhiều so với số tiền cần để cải tạo con sông dài 2.500km, và sẽ không thể hoàn thành vào năm 2020.

Nhiều đồng ruộng phải bỏ hoang vì thiếu nước ở Quảng Bình

Theo đúng lịch, vụ lúa hè thu năm 2019 của bà con xã Quảng Thạch (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) sẽ xuống giống vào đầu tháng 6. Thế nhưng đã hơn 10 ngày trôi qua, ruộng đồng ở đây vẫn chưa thể canh tác vì thiếu nước sản xuất.

Ghi nhận của PV, hàng chục hecta ruộng của người dân bị bỏ hoang, không thể gieo trồng được. Một số ruộng mặc dù đã được gieo trồng nhưng lượng nước cung cấp không đủ khiến cho cây lúa bị cháy do nắng hạn, ruộng nứt nẻ.

Ông Phạm Văn Thủy (ở thôn 7, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch) thẫn thờ nhìn đồng ruộng bị bỏ hoang và chia sẻ: “So với các năm trước, vụ mùa năm nay do thiếu nước để cày bừa nên đồng ruộng đành phải bỏ hoang. Nếu có gieo cấy thì cây lúa cũng không thể nào phát triển được vì thiếu nước”.

Nhiều đồng ruộng phải bỏ hoang vì thiếu nước ở Quảng Bình

"Chưa năm nào tình trạng khô hạn lại diễn ra gay gắt như vụ hè thu năm nay. Từ cuối năm ngoái, lượng mưa đã không đủ để các hồ thủy điện nơi đây tích nước. Cùng với đó, năm nay, thời tiết lại nắng nóng kéo dài, hầu như không mưa, khiến tình trạng khô hạn càng trở nên nghiêm trọng. Người dân rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng, không thể xuống giống nên đành bỏ ruộng hoang", ông Thủy cho biết thêm.

Hồ chứa nước Trung Thuần - nơi cung cấp nước sản xuất cho ba xã Quảng Thạch, Quảng Lưu, Quảng Phương của huyện Quảng Trạch, những ngày này đang trở nên khô cạn và ở mực nước chết.

Hiện xã Quảng Thạch chỉ mới gieo cấy được 26ha, trong khi hồ thủy lợi Trung Thuần cũng chỉ đảm bảo cung cấp tưới tiêu được 28ha. UBND xã Quảng Thạch đã hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng đậu, bắp, cỏ... được 15ha, 39 ha ruộng còn lại đành phải bỏ hoang.

Tương tự xã Quảng Thạch, tại các xã lân cận như Quảng Lưu, Quảng Phương, người dân cũng đang phải gánh chịu cảnh thiếu nước trầm trọng cho vụ lúa hè thu năm nay.

Tỉnh thứ 12 của Đồng bằng sông Cửu Long có bệnh dịch tả lợn châu Phi

Sáng ngày 16/6, tại huyện Đức Hòa, UBND tỉnh Long An đã công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn.

Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy đàn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, dịch bệnh sẽ lây lan nhanh nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Hiện ngành Nông nghiệp Long An đề nghị địa phương tiến hành rà soát, nắm chính xác tổng đàn của từng hộ gia đình thuộc huyện Đức Hòa; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã và tăng cường giám sát dịch bệnh trên địa bàn trong vòng bán kính 3km.

Trường hợp phát hiện lợn có dấu hiệu nghi mắc bệnh cần lập tức tiêu hủy; tăng cường công tác truyền thông về dịch bệnh. Đối với các xã không có lực lượng thú y hoặc không có người phụ trách thú y, các địa phương cử người phụ trách giám sát dịch bệnh, nhất là tại các điểm có nguy cơ và thực hiện tiêu độc khử trùng ở các xã đang bị dịch uy hiếp vào trong vùng dịch.

Như vậy, Long An là tỉnh thứ 12 của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 16/6/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới