Thứ năm, 28/03/2024 22:54 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/7/2019

MTĐT -  Thứ tư, 10/07/2019 08:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 10/7/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 10/7/2019.

Tránh lặp lại vụ cá chết trên sông La Ngà

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý tình hình cá chết trên sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai.

Để phòng tránh các vụ việc tương tự như vụ cá chết xảy ra trên sông La Ngà tháng 5 vừa qua, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng của tỉnh.

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có hoạt động xả thải ra sông La Ngà và các nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

Italy đang nỗ lực để giảm tỷ lệ người tử vong vì nắng nóng

Italy đang nỗ lực để giảm tỷ lệ người tử vong vì nắng nóng trong bối cảnh nhiệt độ tăng cao thời gian qua khiến ít nhất 5 người trên toàn quốc thiệt mạng.

So với đợt nắng nóng hồi năm 2003 khiến 12.000 người thiệt mạng tại Italy thì đợt nắng nóng lần này khắc nghiệt hơn nhưng tỷ lệ tử vong đã giảm. Chuyên gia giám sát chất lượng không khí và thời tiết tại Viện Nghiên cứu và Bảo vệ môi trường quốc gia Italy Franco Desiato khẳng định mọi phương pháp đo đạc đều chỉ ra rằng nhiệt độ mỗi năm một tăng. Hồi năm ngoái, Italy đã trải qua mùa Hè nóng lịch sử, nhưng mùa Hè năm nay dù mới chỉ trôi qua được một nửa thời gian nhiệt độ nhiều khả năng vượt mức kỷ lục của năm trước.

Giám đốc Cơ quan Y tế khu vực Lazio, bao gồm thủ đô Rome, Paola Michelozzi cho biết sau mùa Hè nóng cực độ năm 2003, Italy đã áp dụng kế hoạch phòng ngừa thiệt hại vì nắng nóng trong những năm sau đó.

Kế hoạch này bao gồm các chiến dịch thông tin cộng đồng cung cấp hướng dẫn ứng phó trong các điều kiện thời tiết cực đoan, như ở trong nhà khi nhiệt độ ban ngày đang ở mức cao nhất, tăng cường bổ sung các loại nước uống, chất lỏng cho cơ thể và chú ý tới những đối tượng dễ chịu tác động trong cộng đồng.

Kế hoạch này bao gồm các chiến dịch thông tin cộng đồng cung cấp hướng dẫn ứng phó trong các điều kiện thời tiết cực đoan, như ở trong nhà khi nhiệt độ ban ngày đang ở mức cao nhất, tăng cường bổ sung các loại nước uống, chất lỏng cho cơ thể và chú ý tới nhữngKế hoạch này cũng bao gồm việc thiết lập một hệ thống khẩn cấp, đưa ra cảnh báo và hỗ trợ tài chính cho các thành phố. Trong đợt nắng nóng lần này, 16 thành phố trong đó có thủ đô Rome, Venice và Florance đã được đặt trong tình trạng báo động cao. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cũng là yếu tố quan trọng giúp giảm số ca tử vong.

Jakarta dự định làm mưa nhân tạo để giảm ô nhiễm không khí

Thủ đô Jakarta có kế hoạch làm mưa nhân tạo để giảm ô nhiễm không khí tại thành phố mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận là một trong những nơi ô nhiễm nhất Đông Nam Á từ năm 2015-2016.

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, tổ chức Greenpeace Indonesia cho biết kế hoạch trên được đưa ra sau khi phong trào có tên Tim Advokasi Ibukota (Đội vận động Jakarta) gửi đơn kiện mang tính lịch sử lên Tòa án Trung tâm Jakarta, yêu cầu chính quyền trung ương và chính quyền thành phố Jakarta phải hành động để giảm tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô.

Tuy nhiên, nhà vận động thuộc Greenpeace Indonesia, ông Bondan Andriyanu cho rằng làm mưa nhân tạo sẽ không hiệu quả, thay vì thế, thành phố nên tập trung vào việc kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.

Theo ông, việc làm sạch không khí bằng mưa nhân tạo chỉ là giải pháp tạm thời vì các nguồn gây ô nhiễm vẫn còn. Hơn nữa, không thể làm mưa kéo dài cả ngày được.

Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ (BPPT), ông Hammam Riza cho biết có thể thay đổi thời tiết để giúp thành phố giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

Cân bằng phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

Ngày 9/7 là Ngày du lịch Việt Nam. Cũng trong ngày hôm nay, Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố tăng trưởng du lịch 6 tháng đầu năm: 8,5 triệu lượt khách quốc tế, 45,5 triệu lượt khách nội địa, đều tăng từ 6 - 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Du lịch tăng trưởng là tín hiệu vui cho những người làm du lịch nhưng cũng gây sức ép không nhỏ với môi trường.

Tại nhiều địa phương, nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, làm tăng nguy cơ suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Bên cạnh đó là nước thải, rác thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch được xả trực tiếp ra môi trường. Tình trạng này đang khá phổ biến tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - trung tâm du lịch lớn của Nam Trung Bộ.

Sự phát triển nóng về du lịch thời gian qua đã và đang gây ra nhiều bất cập về môi trường, khi nhiều địa phương chưa có giái pháp tổng thể như làm tốt quy hoạch, quản lý điểm đến, tuyên truyền ý thức cho người dân, du khách. Trước thực tế này, ngành du lịch đang xây dựng chiến lược, phối hợp với địa phương để giải bài toán cân bằng giữa phát triển du lịch với đảm bảo môi trường bền vững.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/7/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.