Thứ năm, 25/04/2024 20:00 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/11/2022

MTĐT -  Thứ sáu, 18/11/2022 16:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/11/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/11/2022.

Tiếp tục xuất hiện tình trạng cá chết tại hồ Tây

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết hiện tượng cá chết nổi tại hồ Tây đã xuất hiện trở lại. Đơn vị đã vớt được khoảng hơn 1 tạ cá chết ở hồ Tây. "Lượng cá chết chủ yếu là cá mè cỡ nhỏ và trung bình, có một ít rô phi", đại diện đơn vị này thông tin.

tm-img-alt
Cá chết nổi tại Hồ Tây. Ảnh: Internet.

Qua quan sát, thời điểm gần đây, lượng tảo xanh ở hồ Tây xuất hiện nhiều, có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết.

Trước hiện tượng nhiều loài cá chết nổi tại hồ Tây, Sở Xây dựng Hà Nội có báo cáo chính thức gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lý giải nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.

Theo Sở Xây dựng, qua phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước thành phố thực hiện quan trắc môi trường tại nhiều vị trí của hồ Tây. Kết quả bước đầu cho thấy, nhiều chỉ số vượt quy chuẩn cho phép.

Đơn cử, nồng độ oxy hòa tan của 7/7 mẫu đều nằm trên ngưỡng giới hạn tối thiểu cho phép (≥ 4 mg/l) khi có nồng độ dao động 6,95- 7,64 mg/l.

Về chất lượng nước hồ, theo số liệu kết quả quan trắc tại điểm quan trắc tự động Trích Sài nhận thấy, thông số oxy hòa tan (DO) có thay đổi liên tục; cụ thể, có dấu hiệu giảm bắt đầu từ ngày 25/9 (DO là 3,6 mg/l), ngày 26/9 là 0,46mg/l...

>>> Xem thêm tại đây

Brazil cam kết chấm dứt tình trạng phá rừng Amazon

Mới đây, Tổng thống đắc cử của Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc COP27 rằng ông sẽ trấn áp nạn phá rừng bất hợp pháp ở Amazon và khôi phục mối liên kết với các quốc gia tài trợ cho các nỗ lực bảo vệ rừng. Ông cũng sẽ thúc đẩy tổ chức một cuộc họp về khí hậu thế giới sắp tới trong rừng nhiệt đới.

tm-img-alt
Một khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Altamira, bang Para (Brazil), hồi năm 2019 (Nguồn: Reuters).

Trong hai lần xuất hiện, ông da Silva đã đưa ra tầm nhìn quản lý khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, yếu tố quan trọng để chống biến đổi khí hậu, hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của Tổng thống Jair Bolsonaro, người giám sát một số vụ phá rừng nhanh nhất trong nhiều thập kỷ.

Ông da Silva nói: “Sẽ không có an ninh khí hậu nếu Amazon không được bảo vệ”, đồng thời cho biết thêm rằng mọi tội phạm trong rừng, từ khai thác gỗ trái phép đến khai thác mỏ, sẽ bị trấn áp không ngừng.

Tổng thống đắc cử Brazil cũng nhấn mạnh cam kết thành lập một Bộ của các dân tộc thổ dân, vốn là những người phải chịu đựng nhiều nhất những tác động của tình trạng tàn phá rừng và các loại tội phạm môi trường khác, để chính họ là những người đưa ra những đề xuất với chính phủ về những chính sách bảo vệ những khu vực mà họ sinh sống.

>>> Xem thêm tại đây

Liên Hợp Quốc kêu gọi giảm nhiên liệu hoá thạch và khí thải khi dân số thế giới đạt 8 tỷ người

Dân số toàn cầu được đạt 8 tỷ người vào đầu tuần nay, báo hiệu những cải thiện lớn về sức khỏe cộng đồng giúp giảm nguy cơ tử vong và tăng tuổi thọ. Nhưng khoảnh khắc này cũng là một lời kêu gọi rõ ràng để nhân loại nhìn xa hơn những con số và đáp ứng trách nhiệm chung của mình để bảo vệ con người và hành tinh, bắt đầu từ những người dễ bị tổn thương nhất.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres cho biết: “Trừ khi chúng ta thu hẹp khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo trên toàn cầu, nếu không chúng ta đang chuẩn bị cho một thế giới 8 tỷ người đầy căng thẳng và ngờ vực, khủng hoảng và xung đột.

tm-img-alt
Dân số thế giới đạt 8 tỷ người đặt ra nhiều thách thức mới cho nhân loại (Nguồn: The Economic Times)

Theo Maria-Francesca Spatolisano từ Ban kinh tế và xã hội của LHQ, cần phải có một sự tách rời nhanh chóng nhiên liệu hoá thạch và khí thải để dân số thế giới phát triển mạnh.

Bà phát biểu trong một cuộc họp báo của LHQ: "Mặc dù đúng là tốc độ tăng trưởng dân số chậm hơn, nếu được duy trì trong vài thập kỷ, sẽ giúp giảm thiểu suy thoái môi trường, nhưng sự tăng trưởng đó thường đi kèm với sự gia tăng khí thải nhà kính. Điều đó bỏ qua thực tế rằng các quốc gia có mức tiêu thụ và khí thải cao nhất là những quốc gia có tốc độ tăng dân số chậm hơn, thậm chí là âm."

Bà Spatolisano cho biết phần lớn sự tăng trưởng đó tiếp tục tập trung trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới.

>>> Xem thêm tại đây

Lễ công bố nghiên cứu lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau

Ngày 17-11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam tổ chức Lễ công bố nghiên cứu lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau và Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An và giới thiệu nghiên cứu cơ chế tài chính tư nhân cho bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Tham gia có gần 100 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và khối tư nhân.

tm-img-alt
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phát biểu.

Đa dạng sinh học ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn vốn tự nhiên quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là nền tảng để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch.

Theo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật phong phú. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm do mất môi trường sống tự nhiên do chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, suy thoái môi trường do khai thác quá mức, các loài ngoại lai xâm hại, hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường cũng là những tác nhân tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn tự nhiên và đa dạng sinh học, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam thực hiện nghiên cứu "Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái tại tỉnh Cà Mau và Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An''.

>>> Xem thêm tại đây

Chính phủ Úc cam kết tái chế tất cả nhựa vào năm 2040

Bộ trưởng môi trường Úc, Tanya Plibersek cho biết chính phủ nước này đã thực hiện một cam kết đầy tham vọng là tái chế tất cả các loại nhựa nguyên chất vào năm 2040.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Nhựa nguyên chất là loại nhựa được làm từ vật liệu không tái chế. Hiện tại, Úc chỉ tái chế và tái sử dụng khoảng 16% trong số hơn 1 triệu tấn nhựa đang lưu hành. Chính phủ tiền nhiệm đặt mục tiêu tái chế 70% nhựa vào năm 2025.

Bà Plibersek thừa nhận mục tiêu này là tham vọng do tình trạng tái chế chưa hiệu quả ở Úc nhưng Chính phủ nước này cho biết đây là một động thái quan trọng để tham gia Liên minh tham vọng cao nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa, bao gồm Canada, Vương quốc Anh và một số quốc gia Thái Bình Dương.

Úc là quốc gia sản xuất nhiều rác thải theo tiêu chuẩn toàn cầu. Hiện tại quốc gia này không có khả năng tái chế tốt. Chính phủ Úc đặt mục tiêu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tái chế rác thải nhựa thông qua việc tham gia liên minh toàn cầu đó và sẵn sàng chịu trách nhiệm với vấn đề ô nhiễm nhựa của nước này.

Tháng trước, Khối thịnh vượng chung cùng với các bang, cũng hứa sẽ cải cách quy định đóng gói vào năm 2025 và hướng tới mục tiêu tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn tốt hơn vào năm 2030.

>>> Xem thêm tại đây

GreenViet: Trồng 1.045 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

Đây là hoạt động trồng cây được tài trợ bởi chương trình “Một triệu cây xanh đô thị” (MTIC) do Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) thực hiện thông qua dự án Quỹ Bảo tồn, với sự hỗ trợ hơn 8 tấn phân bón trùn quế từ Công ty TNHH SX-TM-DV Đặng Gia Trang.

tm-img-alt
tm-img-alt

Hoạt động này đã thu hút hơn 1000 sinh viên, 200 giảng viên, quản lý ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và hơn 50 thành viên của Công ty TNHH SX-TM-DV Đặng Gia Trang  tham gia.

Hơn 1000 cây xanh các loại như Kèn hồng, Sao đen, Dầu, Long não đã được trồng tại các điểm được quy hoạch tại ký túc xá Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

Trước đó vào tháng 8/2022, Chương trình MTIC của trung tâm GreenViet đã phối hợp với kí túc xá Đại học quốc gia Hồ Chí Minh tiến hành trồng 200 cây xanh, cùng với việc khảo sát các địa điểm, xây dựng quy hoạch dự án “Vì một ký túc xá xanh” trồng khoảng 5.250 cây xanh phân tán cho đến tháng 3/2023.

>>> Xem thêm tại đây

Biên Hòa (Đồng Nai): Xử phạt 40 triệu đồng một trường hợp khai thác cát trái phép

UBND TP.Biên Hòa vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp với số tiền 40 triệu đồng về hành vi khai thác khoáng sản (cát) trái phép trên sông Đồng Nai.

Cụ thể, theo Quyết định số 887 của UBND TP.Biên Hòa do ông Huỳnh Tấn Lộc, Phó Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa ký và ban hành, xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn Hiếu (34 tuổi, ngụ tại TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) với số tiền 40 triệu đồng. Trước đó, ngày 17/10, ông Hiếu đã thực hiện hành vi khai khoáng sản (cát) dưới lòng sông Đồng Nai đoạn thuộc bến đò Trạm đoạn qua P.Bửu Long, TP.Biên Hòa mà không có giấy phép khai khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Tổng khối lượng khai thác khoáng sản tại thời điểm phát hiện là 15m3.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/11/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng