Thứ năm, 25/04/2024 17:37 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/7/2020

MTĐT -  Thứ bảy, 18/07/2020 06:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/7/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/7/2020.

Nhiều tỉnh, thành tại Trung Quốc ban bố cảnh báo đỏ về lũ lụt

Ngày 17/7, nhiều khu vực rộng lớn tại miền Trung và miền Đông Trung Quốc phải hứng chịu các trận lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua, giữa bối cảnh tình trạng gián đoạn các chuỗi cung ứng then chốt ngày càng gia tăng và thiệt hại về kinh tế ngày càng nặng nề.

Thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc và các tỉnh An Huy, Giang Tây, Chiết Giang cùng ngày đã ban bố cảnh báo đỏ do mưa lớn khiến mực nước các sông hồ tràn bờ.

Chính quyền Vũ Hán khuyến cáo cư dân thành phố cần đề phòng thận trọng do mực nước dâng nhanh đã tiệm cận mức báo động.

Với việc chứa lượng nước lớn hơn nhằm giảm nguy cơ lũ lụt, mực nước tại đập Tam Hiệp đang cao vượt mức báo động 10m với vận tốc dòng chảy trên 50.000 m3/giây. Trong khi đó, mực nước hồ Bà Dương tại tỉnh Giang Tây hiện cao vượt mức báo động 2,5m.

Ở miền Đông, hồ Thái Hồ gần Thượng Hải cũng ban bố cảnh báo đỏ sau khi mực nước tại đây dâng cao trên mức báo động gần 1m.

Mùa mưa hè gây phần lớn các trận lũ lụt trong cả năm tại Trung Quốc, nhưng người dân đang cảm nhận rõ rệt hơn tác động của tình trạng gián đoạn mà mưa lũ gây ra khi thiếu hụt các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu như trang thiết bị bảo về cá nhân (PPE) đề phòng virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley nhận định hoạt động kinh tế ở nhiều khu vực của Trung Quốc sẽ tiếp tục chịu tác động nặng nề do mưa lũ. Ước tính, các trận lũ lụt gần đây tại các khu vực Sông Dương Tử chảy qua có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giảm 0,4 - 0,8 điểm phần trăm trong quý III/2020.

Chất lượng không khí Hà Nội đa phần ở mức tốt

Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) trong ngày (24h gần nhất) đo được tại 10 trạm quan trắc tự động trên địa bàn thành phố Hà Nội đa phần ở mức tốt.      

Cụ thể, chất lượng không khí Hà Nội trong ngày 17/7 đã cải thiện rõ rệt, 6/10 trạm đều có AQI ở mức tốt, dao động từ 21-50, chỉ số này không ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Chỉ còn 4 khu vực có mật độ giao thông cao như Minh Khai, Hàng Đậu, Phạm Văn Đồng, Thành Công AQI ở mức trung bình.

Tập huấn về biến đổi khí hậu khu vực miền núi phía Bắc

Từ ngày 16 - 18/7, tại Phú Thọ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tập huấn về “Biến đổi khí hậu và kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” cho các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết: Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thực tế, BĐKH đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu về lương thực, nước, năng lượng; các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại.

Tại Việt Nam, BĐKH không còn là nguy cơ, không chỉ là hiện tượng đơn lẻ mà đã là thực tế hiện hữu, tác động một cách toàn diện, rộng khắp ở các vùng, miền. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta đã tăng khoảng 0,5 độ C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm.

Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Những năm gần đây, hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc có xu hướng gia tăng và chịu nhiều rủi ro hơn khi chế độ mưa thay đổi, với tần suất và cường độ mưa lớn ngày càng nhiều; hạn hán ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên ngày càng khắc nghiệt. Hằng năm có từ 12 đến 16 cơn bão ở Biển Đông, trong đó có 7-8 cơn bão đã tác động trực tiếp đến nước ta, bão có xu thế dịch chuyển về các tỉnh phía Nam.

Xác định được những tác động hiện hữu của biến đổi khí hậu, ngày 31/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1670/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ; trong đó nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu được đặc biệt quan tâm, trú trọng và triển khai đồng thời trong cả nước.

Hồ Yên Lập, Quảng Ninh sắp đến mực nước chết

Để ứng phó với hạn hán có thể kéo dài, Công ty TNHH MTV thủy lợi Yên Lập đang điều tiết kế hoạch mở nước với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sinh hoạt của hàng trăm ngàn hộ dân của các thành phố Hạ Long, Uông Bí và thị xã Quảng Yên. Tuy nhiên, hàng ngàn hecta canh tác đang đứng trước nguy cơ phá sản do hạn hán.

Theo thời vụ, việc gieo cấy lúa mùa tại xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên đã được bắt đầu từ khoảng 10 ngày trước. Tuy nhiên thời điểm này, gần 500 ha ruộng cấy lúa và hoa màu của xã vẫn chưa có nước để làm đất, gieo cấy. Ông Đỗ Văn Vui, PCT UBND xã Liên Vị cho biết bà con nông dân đang lo lắng cho vụ lúa mùa năm nay.

“Lịch mở nước là 7 ngày một đợt nhưng vì là xã cuối đảo nên khi nước xuống đến xã là ngày thứ 7, không đủ nước để ướt bề mặt chứ chưa nói đến thẩm thấu đất. Nếu không có mưa và nước không đều thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch và chất lượng sản xuất vụ mùa của xã”- ông Vui cho biết.

Nắng nóng, khô hạn kéo dài khiến nguồn nước tuyến kênh chính Yên Lập luôn trong tình trạng cạn kiệt. Đây là tuyến kênh dài gần 30km dẫn nước từ hồ Yên Lập đến các nhà máy nước sạch, đồng thời cung cấp nước tưới cho hơn 5.600 ha canh tác lúa, màu. Ông Phạm Ngọc Tuyên, Cụm trưởng phụ trách thủy nông số 3, khu vực Hà Bắc, thị xã Quảng Yên cho biết, năm 2016 đã từng xuất hiện đợt nắng nóng như thế này và cũng đúng vào vụ mùa nhưng sau đó có mưa ngay, tuy nhiên năm nay đã kéo dài hơn so với năm 2016.

"Để bảo đảm nguồn nước sản xuất về lâu dài, cần có sự vào cuộc của các địa phương và nông dân tổ chức nạo vét các mương để dòng chảy thông thoáng, thời gian đến mặt ruộng nhanh hơn thì cũng tiết kiệm nước hơn..”- ông Phạm Ngọc Tuyên cho biết.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.