Thứ sáu, 29/03/2024 09:26 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 20/3/2023

MTĐT -  Thứ hai, 20/03/2023 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 20/3/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 20/3/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Tọa đàm “Giải pháp quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng chưa giao do UBND xã quản lý”

Phát biểu tại sự kiện, PGS. TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA) chia sẻ, theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2021, hiện còn 3.337.770 ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất rừng chưa chưa giao (không có chủ) hiện tạm để UBND xã quản lý. 

Rừng do UBND xã tạm quản lý, tỉ lệ diện tích không có rừng cao, chất lượng rừng thấp, hạ tầng rất kém hoặc không có hồ sơ rừng, nguyên nhân là do UBND cấp xã không đủ nguồn lực về con người, tài chính, kỹ thuật để quản lý rừng và đất rừng.

tm-img-alt
Quang cảnh buổi tọa đàm

Ông Ngãi cho rằng: “Việc tồn tại một diện tích lớn diện tích rừng và đất rừng do UBND xã quản lý trong thời gian dài, mà chưa giao cho cộng đồng dân cư, các hộ gia đình cá nhân và các chủ rừng khác quản lý là do thể chế giao đất của ngành tài nguyên môi trường có những khác biệt với việc giao rừng của ngành lâm nghiệp, và trách nhiệm chưa rõ ràng giữa 2 ngành này”.

Trong khi đó, việc giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý mang lại rất nhiều lợi ích, không những có một lực lượng bảo vệ rừng cốt lõi mà còn giúp người dân sống gần rừng cải thiện sinh kế, càng tạo động lực cho họ tham gia công tác bảo vệ rừng.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Từ ngày 21 đến 31/3, xâm nhập mặn tại khu vực Nam Bộ tiếp tục tăng

Dự báo, từ ngày 21 đến 31/3, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng dần và đạt mức cao nhất vào giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 3/2022.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 21-31/3, ở thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ phổ biến ít mưa, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 22-25 độ C; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 31-34 độ C, riêng miền Đông 33-36 độ C, có nơi cao hơn.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Dự báo, từ ngày 21-31/3, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng dần đạt mức cao nhất vào giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 3/2022.

Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 50-60km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 40-45km; Sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: 50-60km; Sông Hậu: 45-50km; Sông Cái Lớn: 35-40km.

Các chuyên gia khuyến cáo, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Dự báo, xu thế xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2022-2023 ở mức tương đương mùa khô năm 2021-2022. Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 5, xâm nhập mặn tại các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn xâm nhập mặn còn đợt tăng cao vào tháng 4 (từ ngày 17-23/4), sau đó giảm.

Điện Biên: Mưa đá khiến nhiều khu vực bị phủ lớp đá dày trắng xóa

Vào khoảng 17 giờ 35 phút ngày 19/3, trên địa bàn một số xã thuộc huyện Điện Biên và khu vực thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) xảy ra dông lốc, mưa đá.

Dien Bien: Mua da khien nhieu khu vuc bi phu lop da day trang xoa hinh anh 1
Viên đá to nhất khoảng bằng đầu ngón tay nhưng mật độ khá dày. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Dông lốc kèm theo mưa đá kéo dài trong khoảng 25 phút với viên đá to nhất khoảng bằng đầu ngón tay tuy nhiên mật độ khá dày khiến cho nhiều khu vực bị phủ một lớp đá dày trắng xóa.

Hiện chưa có thống kê về mức độ thiệt hại nhưng trận dông lốc, mưa đá đã khiến một số nhà dân bị ảnh hưởng, nhiều cây xanh bị gãy, đổ, một số diện tích lúa, hoa màu bị dập nát.

Mưa lớn cũng khiến một số tuyến đường tại thành phố Điện Biên Phủ bị ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông qua lại.

Hiện tại Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên đang phối hợp với cơ quan chức năng xuống cơ sở xác minh, đánh giá thiệt hại đồng thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Tỉnh Đoàn Nghệ An hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh"

Ngày 19/3, tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương (Nghệ An), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức đồng loạt các hoạt động Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ I, trong đó điểm cấp Trung ương diễn ra tại tỉnh Nghệ An.

Trong nhiều năm qua cùng với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, như ra quân tổng dọn vệ sinh, đảm nhận các công trình phần việc thanh niên tham gia cải tạo môi trường, trồng và bảo vệ rừng, nạo vét kênh mương, thực hiện tốt phong trào "Ngày Chủ nhật xanh", "Ngày thứ Bảy tình nguyện".

tm-img-alt
Hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" các cấp bộ Đoàn ra quân trồng cây xanh. Ảnh: Báo Nghệ An

Nhiều chi đoàn đã đứng ra đảm nhận, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, tuyến phố văn minh, đoạn đường "Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp-Văn Minh-An toàn". Thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường cấp xã, xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường, hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn và xử lý rác sinh hoạt. Đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình “Chợ dân sinh, khu dân cư chống rác thải nhựa”.

Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An Lê Văn Lương cho biết: Để có một môi trường xanh-sạch-đẹp-văn minh-an toàn không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà phải bắt nguồn từ ý thức, nhận thức, của các bạn đoàn viên, thanh thiếu nhi.

TPHCM: Chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, tạo ấn tượng cho người dân khi đến tham quan

Tham gia đoàn công tác có Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường; Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Nguyễn Toàn Thắng.

Tiếp đoàn công tác có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Quận 1 Tô Thị Bích Châu; Chủ tịch UBND Quận 1 Lê Đức Thanh.

tm-img-alt
Quang cảnh buổi làm việc

Theo báo cáo, hiện quận 1 có 18 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC). Chủ tịch UBND quận 1 Lê Đức Thanh cho biết, để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, quận phát động phong trào vận động các chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân và du khách được sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Đến nay, quận đã vận động được 100 cơ sở có lắp biển báo để người dân và du khách sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Cách làm này nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân.

Nhu cầu hiện rất lớn nhưng quỹ đất làm NVSCC trên địa bàn quận ít nên thời gian qua chỉ có các NVSCC tại chợ, công viên, bến xe buýt. Ngoài ra, quận còn gặp khó về chi phí đầu tư ban đầu và phí quản lý vận hành. Ông Vũ Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND quận 1, cho biết, mỗi NVSCC xây mới cần khoảng 550 triệu đồng và cần 36 triệu đồng phí duy trì vận hành, quản lý mỗi tháng.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, đây là nhu cầu thiết yếu của người dân và du khách. TPHCM không làm NVSCC với mục đích lấy thành tích, xếp thứ hạng mà hướng đến phục vụ người dân và du khách một cách tốt nhất. Từ đó, đồng chí đặt ra yêu cầu khi triển khai phải đa dạng, phong phú, linh hoạt và sáng tạo. Trong đó, đầu tư công, xã hội hóa kết hợp vận động các cơ sở kinh doanh, người dân cùng tham gia để mở rộng mạng lưới NVSCC. “Từ nay trở đi, TPHCM phải làm trên tinh thần mỗi ngày tốt hơn và tuyệt đối không được xấu hơn”, đồng chí nhấn mạnh và lưu ý các địa phương tính toán mật độ, vị trí, thời điểm lắp đặt, xây mới NVSCC. Đặc biệt chú ý phục vụ nhu cầu sử dụng của người khuyết tật.

Bên cạnh đó, đồng chí gợi mở, các địa phương rà soát trường học, bệnh viện, chợ, công sở, công viên, các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị của thành phố, cơ quan đơn vị trung ương đóng trên địa bàn để vận động những nơi này tạo điều kiện cho người dân và du khách sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Đồng chí nhắc lại, việc nào vướng cơ chế, chính sách, quy định thì kiến nghị, đề xuất, tìm cách giải quyết chứ không thể thấy vướng, khó khăn rồi để đó, không làm. Về lâu dài, các địa phương cũng như quận 1 tiếp tục rà soát, kiểm tra tính đồng bộ về quy hoạch NVSCC, nơi nào chưa có phải đề xuất bổ sung vào quy hoạch.

An Giang: Tuổi trẻ Công an chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp

Vừa qua, Đoàn thanh niên Công an TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) phối hợp cùng Phường đoàn Bình Khánh tổ chức ra quân “Ngày chủ nhật xanh” lần I năm 2023 hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn trên địa bàn thành phố.

tm-img-alt

Ngay sau buổi lễ phát động, đoàn viên, thanh niên đã dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu gom rác tại khu vực tuyến đường Âu Cơ, thuộc khóm Bình Khánh 3, Bình Khánh 7 với chiều dài khoảng 400m.

Hoạt động "Ngày chủ nhật xanh" góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân, có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, cùng nhau chung tay hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn và Chương trình “Vì một Việt Nam xanh”.

Cùng với đó, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, khả năng sáng tạo của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 20/3/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.