Thứ sáu, 29/03/2024 20:47 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 20/4/2023

MTĐT -  Thứ năm, 20/04/2023 16:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 20/4/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 20/4/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và môi trường nông thôn các giai đoạn từ 2000-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh nông thôn cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Đến hết năm 2021, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 90%; 54% sử dụng nước đạt QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống); 94% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu, trong đó 76% có nhà tiêu hợp vệ sinh; 96% trường học, trạm y tế có công trình cấp nước và vệ sinh...

Đặc biệt, từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm (từ ngày 29/4 đến ngày 6/5) nhằm góp phần làm thay đổi chất lượng và điều kiện sống của người dân nông thôn. Đến nay, hoạt động đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cấp nước và vệ sinh, góp phần làm thay đổi chất lượng và điều kiện sống của người dân nông thôn.

9885-1681738277-nsvc.jpg
Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường với chủ đề “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người”

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn chủ đề “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người” với mục đích nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương trong việc cùng thúc đẩy thực hiện cấp nước an toàn, đảm bảo an ninh nguồn nước, vệ sinh môi trường và thực hành tốt vệ sinh cá nhân để hướng tới bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như áo chí, phát thanh, truyền hình…, treo biểu ngữ, áp phích, phân phát tài liệu, tờ rơi với mục tiêu, nội dung, nhân tố điển hình, bài học hay về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Cùng với đó, tổ chức các chiến dịch truyền thông trực tuyến trên các trang mạng xã hội, trang web của các tổ chức chính trị xã hội, các trường học tại địa phương nhằm giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng về sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để nâng cao sức khỏe và phòng chống dịch bệnh.

Đối với các trường học, có thể tổ chức các sự kiện truyền thông, hoạt động truyền thông trực tiếp trong trường học hoặc lồng ghép hoạt động giáo dục, tuyên truyền về các nội dung trên vào các bài giảng của giáo viên trong các tiết học.

Thời gian phát động và hưởng ứng, từ ngày 29/4/2023 đến ngày 6/5/2023, có thể kéo dài đến ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023 và lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác như ngày Môi trường Thế giới, các ngày lễ lớn 30/4 và 1/5.

Tập trung hoàn thiện Quy hoạch không gian biển quốc gia

Trước sự quan tâm và kiến nghị của người dân các địa phương về việc hoàn thiện Quy hoạch không gian biển quốc gia, đặc biệt cần quy hoạch mở rộng các khu đô thị biển, Bộ TN&MT cho biết, thực hiện Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 của Chính phủ, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có biển triển khai lập Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 bảo đảm đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định.

Bộ đã tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý, tổ chức quốc tế; lấy ý kiến Ban Kinh tế Trung ương, các Uỷ ban có liên quan của Quốc hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; tổ chức làm việc trực tiếp với một số Bộ, ngành, cơ quan có liên quan để hoàn thiện các nội dung của Quy hoạch; phối hợp cập nhật và xử lý tích hợp để đảm bảo tính tương thích với dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia.

qhkgb.jpg
Ảnh minh họa

Đến nay, hồ sơ quy hoạch không gian biển quốc gia đã hoàn thành, bao gồm: Dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia; Báo cáo Quy hoạch không gian biển quốc gia; Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân về quy hoạch; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến về Quy hoạch không gian biển quốc gia; Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch không gian biển quốc gia; Hệ thống bản đồ.

Trong dự thảo Quy hoạch đã chú trọng đến định hướng, bố trí không gian phát triển các khu đô thị biển, đề xuất tập trung phát triển các đô thị ven biển thành trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của khu vực; đầu tư, mở rộng quy mô các đô thị dịch vụ du lịch biển; nâng cấp, bổ sung vào hệ thống đô thị loại II các đô thị gắn với khu kinh tế ven biển có tiền năng...

Ngày 16/9/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 325/TTr-BTNMT trình Chính phủ hồ sơ Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Sơn La: Triển khai rà soát, điều chỉnh diện tích đất lâm nghiệp

Dự án được thực hiện trên toàn bộ diện tích rừng, đất quy hoạch lâm nghiệp, với khoảng 200.000 ha trên địa bàn 204 xã, phường, thị trấn của quận 12/thành phố.

1.jpg
UBND tỉnh Sơn La họp triển khai thực hiện nhiệm vụ rà soát đất lâm nghiệp.

Đối tượng rà soát, điều chỉnh bao gồm: Rà soát, điều chỉnh chuyển vào diện tích rừng tự nhiên nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng, đất có khả năng phục hồi thành rừng tự nhiên;

Rà soát chuyển đổi ra với các diện tích thuộc quy định sản xuất rừng, rừng phòng hộ với các loại đất: Các dự án có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Đất thổ cư, giao thông, điện, an ninh quốc phòng, trồng cây lâu năm đã có GCNQSDĐ; đất ở ổn định chưa được cấp GCNQSDĐ...;

Đất chưa có rừng nhưng đang canh tác cây ngắn ngày, cây ăn quả; Đất chưa có rừng có nhu cầu sử dụng để phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030; Đất không có khả năng phát triển lâm nghiệp, mặt nước, núi đá vôi…

Việc phát triển khai thác Dự án xác định phạm vi đất rừng phòng hộ, đặc biệt, sản xuất đến năm 2030 trên bản đồ và thực địa. Làm cơ sở thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030; tích hợp vào hệ thống theo dõi diễn biến rừng năm. Đồng thời, lập quỹ đất để phát triển KT-XH, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh nói chung và kế hoạch sử dụng đất nói riêng.

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, năm 2018, UBND tỉnh đã duyệt kết quả dự án rà soát, điều chỉnh quy định kế hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2017-2025, định hướng 2030 với tổng diện tích trên 817.000ha; giảm hơn 116.000ha để chuyển sang phát triển KT-XH và cấp đất cho nhân dân giai đoạn 2017-2025.

Tuy nhiên, trên thực tế, giữa quy hoạch 3 loại rừng với giao đất lâm nghiệp vẫn không thống nhất, chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Vẫn còn hàng chục héc ta rừng tự nhiên chưa được quy hoạch vào 3 loại rừng để quản lý, bảo vệ.

Nhiều diện tích đất canh tác cây nông nghiệp ổn định lâu năm, một số loại đất không có khả năng phát triển lâm nghiệp đang nằm trong quy hoạch... Đây là những đối tượng cần rà soát đưa ra ngoài quy hoạch để phù hợp với thực tế, thuận lợi cho công tác quản lý lâm nghiệp.

Thái Bình: Chủ tịch huyện Đông Hưng đối thoại với người dân về xây dựng Nhà máy xử lý rác

Chiều 19/4, tại Nhà văn hóa xã Đông Á, UBND huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện với nhân dân xã Đông Á.

Theo UBND tỉnh Thái Bình, hiện nay việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh chưa được bảo đảm theo quy định, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ hiện đại thay thế các khu xử lý không hợp vệ sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chú thích ảnh
Quang cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Để thu hút đầu tư, thống nhất lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng, yêu cầu đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08 của Chính phủ và đáp ứng tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Điều 28 Thông tư số 02 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, phù hợp với điều kiện tỉnh Thái Bình.

Cụ thể, công nghệ đảm bảo môi trường trong đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình phải đáp ứng xử lý được toàn bộ thành phần chất thải rắn sinh hoạt, có phương án tái sử dụng, tái chế các thành phần có ích, tỷ lệ chôn lấp theo quy định; công nghệ đã được ứng dụng thành công; nước thải, khí thải phát sinh bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định trước khi thải ra môi trường. Nhà máy có biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại theo quy định; lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi sau hệ thống xử lý nước thải, khí thải, có màn hình hiển thị kết quả quan trắc tại cổng Nhà máy cho người dân theo dõi, truyền số liệu trực tiếp đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định...

Cà Mau phát triển bền vững kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 19/4, Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị.

Cho ý kiến tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng đề xuất nhiều giải pháp mang tính chi tiết, cụ thể, sát với thực tế phát triển của địa phương. Trong đó, một số ý kiến đề nghị tỉnh cần dự kiến các khu xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt phù hợp với thực trạng quy hoạch các đô thị trên địa bàn.

Quy hoạch cũng cần làm rõ hơn phương án khai thác mạch nước ngầm, nguồn nước ngọt để phục vụ sinh hoạt và sản xuất để ngăn ngừa tình trạng sụt lún; đồng thời đưa ra các giải pháp, phương án thật cụ thể để giải quyết tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển.

Cà Mau phát triển bền vững kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu
Thhàn phố Cà Mau: Ảnh: Internet

Cùng với việc phát triển đường bộ thì cần chú trọng nghiên cứu đối với lĩnh vực đường thủy nội địa; quy hoạch về tĩnh không phù hợp với các tuyến đường thủy cụ thể để có hướng phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, trong phát kinh tế, tỉnh cần xác định rõ vị trí đóng góp của kinh tế biển trong GDP của tỉnh.

Riêng đối với lĩnh vực du lịch, tỉnh cần chú trọng phát triển nhanh, mạnh Khu du lịch Đất Mũi, đưa khu du lịch này trở thành điểm du lịch mũi nhọn, đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Bên cạnh đó cần đánh giá mối quan hệ giữa các ngành; tìm điểm nghẽn để tháo gỡ, nhất là các vấn đề về hạ tầng, biến đổi khí hậu, sụt lún nền đất, sạt lở bờ sông, bờ biển và vấn đề nước ngọt.

Về quan điểm, tỉnh cần xác định phát triển theo hướng cân bằng, hài hòa, bền vững, tập trung vào kinh tế biển, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thuận thiên, nhằm đảm bảo thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường.

Theo kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, 30/30 thành viên Hội đồng đồng ý thông qua Báo cáo Quy hoạch tỉnh Cà Mau, trong đó, có 29/30 thành viên đồng ý thông qua nhưng phải chỉnh sửa bổ sung, 1 ý kiến không cần chỉnh sửa, bổ sung.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Israel đầu tư xây nhà máy xử lý rác thủy tinh nhằm mục đích tái sử dụng

MEP cho biết rác thải thủy tinh là vật liệu có tiềm năng tái chế rất cao, lên đến 100%, sau tái chế hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của nguyên liệu ban đầu.

Mỗi năm Israel thải ra khoảng 130.000 tấn chai lọ thủy tinh phế liệu, trong đó 60% được thu nhặt từ đầu nguồn theo các luật xử lý rác thải và vật liệu bao bì. Tuy nhiên, quá trình này không đảm bảo phân loại rác thủy tinh theo màu, do chi phí quá cao cũng như kỹ thuật chưa đáp ứng.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Vì vậy, hiện chỉ có khoảng 15% thủy tinh phế liệu thu gom tại Israel được tái chế và sản xuất các mặt hàng chai lọ mới; phần còn lại bị đổ đống và chuyển đi các nước khác.

Để nhận được tài trợ, nhà máy nói trên phải có chức năng phân loại thủy tinh phế liệu theo màu sắc nhằm tái sử dụng tại Israel.

Sau khi được xây dựng, nhà máy này sẽ giúp hoàn thiện chu trình xử lý và chế biến rác thải thủy tinh, giảm lượng thác thải chôn lấp, góp phần đáp ứng mục tiêu về môi trường của Chính phủ Israel.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 20/4/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới