Thứ bảy, 20/04/2024 14:29 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 2/1/2020

MTĐT -  Thứ năm, 02/01/2020 09:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/1/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/1/2020.

Lũ lụt ở Indonesia khiến 9 người thiệt mạng

Theo Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia, mưa lớn và nước sông tràn bờ kể từ đêm giao thừa đã gây ngập lụt ít nhất 90 khu phố.

Công ty điện lực nhà nước PLN đã tạm thời cắt điện ở 724 khu vực bị lũ lụt nhằm ngăn chặn tai nạn liên quan đến điện.

Lũ lụt cũng khiến hàng ngàn người dân phải sơ tán và làm  gián đoạn hệ thống giao thông công cộng ở Jakarta, nơi sinh sống của hơn 10 triệu người và khoảng 30 triệu người sống ở các khu vực lân cận.

Australia triển khai quân đội giải cứu hàng nghìn người mắc kẹt do cháy rừng

Các tàu hải quân và máy bay quân sự được triển khai cùng với các đội cứu hộ vào thứ Tư (1/1) để cứu trợ nhân đạo và đánh giá thiệt hại từ một trong những ngày tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng cháy rừng kéo dài hàng tháng ở nước này.

Ba người chết và năm người khác vẫn mất tích sau khi phía Đông Nam Australia bị tàn phá bởi những vụ cháy ngoài tầm kiểm soát. Ít nhất hai trường học và hàng chục ngôi nhà bị phá hủy.

Hàng nghìn khách du lịch và người dân địa phương phải sơ tán khi mất điện khiến việc thông tin liên lạc bị gián đoạn.

Shane Fitzsimmons từ Sở Cứu hỏa New South Wales (NSW) cho biết các cơ quan cứu hộ phải đối mặt với "thách thức thực sự" khi cố gắng giúp đỡ những người bị thương - một số người bị bỏng - tại các khu vực bị cô lập."Chúng tôi không thể tiếp cận thông qua đường bộ hoặc qua máy bay. Điều đó quá nguy hiểm và chúng tôi không thể tiếp cận được, trong khi những người dân ở những khu vực này cũng không thể thoát ra được", ông nói.

Mùa cháy rừng này đã khiến 13 người thiệt mạng tại Australia, phá hủy hơn 1.000 ngôi nhà và thiêu rụi khoảng 5,5 triệu ha diện tích - một khu vực lớn hơn Đan Mạch hoặc Hà Lan.

Thái Lan cấm sử dụng túi nylon dùng 1 lần kể từ năm 2020

Trong năm qua, Thái Lan đã giảm sử dụng 2 tỷ túi nylon, tương đương 5.800 tấn rác thải nhựa, bằng cách kêu gọi hạn chế sử dụng túi nylon một cách tự nguyện trong giai đoạn đầu của chiến dịch.

Kể từ đầu năm 2020 này, Thái Lan đã ban hành lệnh cấm các loại túi nylon dùng 1 lần tại các cửa hàng lớn, bước đi tiếp theo trong chiến dịch do chính phủ và các nhà bán lẻ nước này khởi xướng nhằm hướng tới một lệnh cấm hoàn toàn vào năm 2021, để giảm lượng rác thải đổ ra biển.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Varawut Silpa-Archa cho biết trước đây nước này từng đứng thứ 6 trên thế giới về lượng rác thải đổ ra biển.

Tuy nhiên, trong 5 tháng vừa qua, nước này đã tụt xuống thứ 10 nhờ những nỗ lực như trên.

Trong năm qua, Thái Lan đã giảm sử dụng 2 tỷ túi nylon, tương đương 5.800 tấn rác thải nhựa, bằng cách kêu gọi hạn chế sử dụng túi nylon một cách tự nguyện trong giai đoạn đầu của chiến dịch.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan khẳng định hiện thử thách lớn nhất đối với Thái Lan là giảm 40% người sử dụng túi nylon tại các chợ cóc và chợ quê tại các khu vực nông thôn.

Đập Cảnh Hồng giảm xả nước, ĐBSCL bị hạn mặn uy hiếp

Chiều 31/12, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, đập thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) sẽ giảm lượng xả nước và sẽ tác động xấu đến tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tổng cục Thủy lợi cho biết, theo thông báo của Bộ Thủy lợi Trung Quốc vào ngày 27/12, lưu lượng xả nước từ nhà máy thủy diện Cảnh Hồng sẽ được điều chỉnh giảm từ mức 1.200-1.400 m3/s, xuống còn 800-1.000 m3/s trong thời gian từ ngày 1/1/-4/1/2020.

 Sau đó, lượng xả từ đập Cảnh Hồng tiếp tục giảm xuống 504-800 m3/s trong ngày 4/1, trước suy trì trở lại mức bình thường (1.200-1.400 m3/s).

 Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục Thủy lợi cho biết, việc giảm nước xả trên của đạp Cảnh Hồng sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 22/1-28/1/2020, trùng với triều cường cuối tháng 12 âm lịch, khả năng làm xâm nhập mặn tăng cao trong thời gian này.

 Ranh mặn 4g/lít ở các vùng cửa sông Cửu Long coa nhất ở mức khoảng 60 km (ở sông Cổ Chiên và Hàm Luông), cao hơn khoảng 2-3km so với không điều hỉnh giảm mức xả, nhưng thời gian hạn xâm nhập kéo dài hơn khoảng 2-3 ngày.

 Theo ông Tỉnh, Tổng cục sẽ phối hợp với Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam tiếp tục theo dõi, nhận định cụ thể mức độ ảnh hưởng trên cơ sở nguồn nước thực tế về Đồng bằng Sông Cửu Long trước thời gian ảnh hưởng.

Tổng cục Thủy lợi cũng cho biết, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công hiện ở mức thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ và thấp hơn năm 2015 (năm sinh ra hạn lịch sử).

Đáng lưu ý, ở Biển Hồ (Campuchia) lượng nước trữ chỉ đạt 6,61 tỷ m3 (giảm 31 tỷ m3 so với lượng nước tích lớn nhất ngày 1/10/2019), thấp hơn TBNN cùng kỳ khoảng 17 tỷ m3, thấp hơn năm 2015 là 340 triệu m3; so với tháng trước (ngày 24/11/2019) giảm gần 9,3 tỷ m3.

Trong tháng, xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức cao đột biến do trong đợt triều cường ở mức cao và gió Đông Bắc cường độ mạnh (do ảnh hưởng của cơn bão số 7), ranh mặn 4 g/lít ở các cửa sông Cửu Long cao nhất đến 57 km (Sông Hàm Luông), cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 17 km. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 2/1/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ