Thứ tư, 24/04/2024 09:10 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/2/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 24/02/2023 16:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 24/2/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 24/2/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Hà Nội yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm việc đổ trộm chất thải

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm, đốt chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Theo phản ánh, trong thời gian qua, tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố xảy ra tình trạng đổ trộm chất thải và đốt rác thải sinh hoạt tràn lan gây ô nhiễm môi trường. Điển hình tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy có một bãi rác tự phát lớn, tồn tại hơn một năm nay nhưng không được thu gom, vận chuyển đi xử lý, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.

Hay tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, hơn 3 tháng nay, người dân phải sống chung với ô nhiễm bởi rác thải...

Để bảo đảm vệ sinh môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố tại văn bản số 954/VP-TNMT ngày 2-2-2023; ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 932/STNMT-QLCTR ngày 17-2-2023 về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố; rà soát, kiểm tra và có kế hoạch chuyên chở hết khối lượng rác tồn đọng về các khu xử lý chất thải của thành phố.

Đẩy nhanh Kế hoạch trồng 10 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025

UBND tỉnh Bình Thuận giao các khối thi đua thuộc các cơ quan cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện các công trình trồng cây xanh trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025; theo đó, hàng năm mỗi khối thi đua thực hiện hoàn thành ít nhất 02 công trình trồng cây xanh trên các tuyến đường dọc kênh thủy lợi, các tuyến đường liên huyện, liên xã, khuôn viên cơ quan, trường học, các khu đất trống, đồi trọc do nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh cho phù hợp; mỗi công trình trồng tối thiểu 1.000 cây.

Năm 2023, các khối thi đua thuộc các cơ quan cấp tỉnh hoàn thành xây dựng kế hoạch trước 15/02/2023; khảo sát, huy động nguồn lực trong quý I năm 2023, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/5/2023 và tổ chức trồng cây trong mùa mưa năm 2023.

tm-img-alt
UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các đơn vị liên quan nhân rộng mô hình trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh. Ảnh: VGP.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận, địa điểm trồng cây xanh dọc các tuyến kênh thủy lợi gồm: kênh tiếp nước hồ Lòng Sông - Đá Bạc (Tuy Phong); kênh chính Đông của Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết; kênh tiếp nước hồ Cà Giây (Bắc Bình); kênh tiếp nước đập 812 - Châu Tá - Sông Quao (Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc); kênh chính Sông Quao (Hàm Thuận Bắc); kênh tiếp nước hồ Đu Đủ - Tân Lập - Tà Mon; kênh chính Đông và Bắc Ba Bàu (Hàm Thuận Nam); kênh chính Sông Phan; kênh chính Tây hồ Sông Dinh 3 (Hàm Tân). Ngoài ra còn các tuyến đường liên huyện, liên xã, khuôn viên cơ quan, trường học, các khu đất trống tại các địa phương; các khu vực đất đồi núi chưa sử dụng do Nhà nước quản lý trên địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và TP. Phan Thiết.

UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu loài cây trồng được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện lập địa, điều kiện sinh thái của từng địa phương, từng khu vực cụ thể. Trong đó ưu tiên trồng cây bản địa lâu năm, cây gỗ lớn, có giá trị bảo vệ môi trường và phòng hộ cao như bạch đàn, keo lai, xoan chịu hạn… Ngoài ra, có thể nghiên cứu, lựa chọn một số loài cây trồng phân tán khu vực đô thị theo danh mục loài cây trồng thực hiện Kế hoạch trồng 10 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Việc tổ chức triển khai trồng cây xanh thực hiện trong mùa mưa, từ năm 2023 đến năm 2025 (để đảm bảo cây trồng đạt tỷ lệ sống cao và phát triển tốt sau khi trồng, việc triển khai thực hiện trồng cây nên tiến hành vào đầu mùa mưa (tháng 6 đến tháng 7 đối với các huyện phía Nam tỉnh và tháng 8 đến tháng 9 đối với các huyện phía Bắc tỉnh).

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt các nhiệm vụ phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt danh mục 19 dự án, nhiệm vụ triển khai thực hiện phát triển đô thị ứng phó với BĐKH giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh.

tm-img-alt
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt danh mục 19 dự án, nhiệm vụ triển khai thực hiện phát triển đô thị ứng phó với BĐKH giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh. Ảnh minh họa

Nhiệm vụ trọng tâm của đề án này nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực cán bộ lãnh đạo các cấp về chủ động ứng phó với BĐKH trong phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Đồng thời, triển khai tốt việc tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH vào quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đồ án quy hoạch xây dựng; thực hiện chương trình nâng cấp đô thị…

Cũng tại Quyết định này, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục 19 dự án, nhiệm vụ triển khai thực hiện phát triển đô thị ứng phó với BĐKH giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề ra 7 nhóm giải pháp thực hiện, gồm: tuyên truyền; phát triển nhà ở vượt lũ, nhà có khả năng chống chịu cao với gió bão; khuyến khích xây dựng các công trình sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị; phát triển hạ tầng theo hướng xanh và thông minh; giảm phát thải khí nhà kính; huy động cộng đồng cùng tham gia.

Khánh Hòa: Hoạt động nhặt rác tại bãi biển thôn Bình Lập

Sáng 23/2, Công ty TNHH MSD Việt Nam phối hợp với Công ty Tổ chức sự kiện BCD Meeting & Event và Cộng đồng Xanh Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức hoạt động nhặt rác bảo vệ môi trường tại bãi biển thôn Bình Lập (xã Cam Lập, TP. Cam Ranh).

tm-img-alt
Các tình nguyện viên thu gom rác tại bãi biển. Ảnh: Báo Khánh Hòa

Với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh - sạch - đẹp”, hơn 100 tình nguyện viên là nhân viên của 3 đơn vị đã thu gom được hơn 150 bao tải rác tại bãi biển thôn Bình Lập. Rác thải thu gom được chủ yếu là ngư lưới cụ hỏng, túi ni-lông, mảnh xốp... được đưa về điểm tập kết và bàn giao cho chính quyền địa phương xử lý. Hoạt động nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các nhân viên và người dân.

Triều cường uy hiếp nhiều nơi tại Bến Tre

Tin tức trên Một thế giới, theo báo cáo ngày 24/2 của Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre, đợt triều cường dâng cao từ ngày 20 đến 22.2 đã gây nhiều thiệt hại trên địa bàn tỉnh. Chính quyền và các ngành chức năng tỉnh Bến Tre đang ra sức khắc phục.

tm-img-alt
Triều cường gây ngập ở xã Tân Thiềng, H.Chợ Lách - Ảnh: Mỹ Tho

Thống kê bước đầu cho thấy triều cường dâng cao đã gây ngập, sạt lở, thiệt hại sản xuất nông nghiệp tại nhiều khu vực thuộc địa bàn các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành. Cụ thể đoạn đê tại cồn Kiến xã Tân Thiềng (huyện Chợ Lách) bị sạt lở dài 5 mét; ngập 4 nhà dân và 1,5ha vườn cây ăn trái. Khu vực cống Xẻo Lá thuộc ấp Thành Long xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam) bị sạt lở khoảng 25 mét, chiều sâu vô thân đê khoảng 1,5 mét.

Triều cường dâng cao tràn qua bờ bao ao nuôi thủy sản của 2 hộ dân trên địa bàn xã Bình Thành, huyện Thạnh Phú gây thiệt hại: 0,5ha ao nuôi với hàng ngàn con cua; 2 ha ao nuôi với khoảng 250.000 con tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Tại địa bàn xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, sóng biển dâng cao tràn qua bờ kè chắn sóng thuộc ấp Thạnh Hải gây sạt lở phần đất bên trong bờ kè với chiều dài 100 mét và sâu gần 1 mét so với mặt bê tông của bờ kè; xói lở, hư hỏng hoàn toàn 80 mét đoạn đường bê tông liên xã Tân Thủy - Bảo Thuận.

Ở khu vực cồn Lát, ấp Định Lễ, xã Phú Đức (huyện Châu Thành) triều cường làm sạt lở bờ bao ao cá của Công ty Thủy sản Ngọc Xuân dài 6m, ngập 1ha vườn cây ăn quả của nhiều hộ dân lân cận.

Sau khi xảy ra sạt lở đất, chính quyền và người dân địa phương đã gia cố các điểm nhỏ; riêng các đoạn sạt lở lớn đang tìm giải pháp, nguồn lực để khắc phục.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 24/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới