Thứ bảy, 20/04/2024 04:25 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/2/2023

MTĐT -  Thứ ba, 28/02/2023 15:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/2/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 28/2/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Bắc Ninh: Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường

Theo đó, các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; khu vực, chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống… tiến hành phát quang cây cỏ xung quanh chuồng trại chăn nuôi; quét dọn thu gom phân, rác để đốt hoặc chôn; khơi thông cống rãnh. Phun hóa chất khử trùng toàn bộ ổ dịch cũ, khu vực chuồng nuôi, khu vực xung quanh có nguy cơ cao, mỗi tuần một lần.

Vệ sinh, khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn,...trước khi ra, vào cơ sở chăn nuôi, ra vào khu giết mổ và chợ. Phun khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích khu ấp trứng, đường ra, vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển thức ăn, trứng giống và gia cầm mới nở, sản phẩm động vật...

tm-img-alt
Vệ sinh, khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn,...trước khi ra, vào cơ sở chăn nuôi, ra vào khu giết mổ và chợ. Ảnh minh họa

Đồi với nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu phố, phát động toàn dân thường xuyên tham gia quét dọn tổng vệ sinh môi trường gia đình, nơi công cộng, sử dụng vôi bột hoặc dung dịch nước vôi 10% để khử trùng, tiêu độc môi trường, cống rãnh, đường làng, ngõ xóm.

Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1 đến hết  ngày 31/3/2023.

Tánh Linh (Bình Thuận): Một cơ sở kinh doanh bị phạt vì không có giấy phép môi trường

Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận vừa ra quyết định xử phạt 70 triệu đồng đối với ông Nguyễn Đình Đào (SN 1964), ngụ xã Nghị Đức vì cơ sở kinh doanh của ông Đào không có giấy phép môi trường theo quy định; ông Đào tự ý lắp đặt đường ống để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.

tm-img-alt
Trước đó, khoảng giữa tháng 12/2022, người dân địa phương phát hiện nhiều loại cá tự nhiên (chủ yếu là cá rô phi, cá trắng) sống ở suối Chùa bỗng dưng bị chết hàng loạt. Ảnh minh họa.

Ngoài bị phạt tiền, ông Nguyễn Đình Đào còn bị buộc di dời cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, buộc phá dỡ công trình xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường. Trước đó, khoảng giữa tháng 12/2022, người dân địa phương phát hiện nhiều loại cá tự nhiên (chủ yếu là cá rô phi, cá trắng) sống ở suối Chùa bỗng dưng bị chết hàng loạt, cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nhận thông tin, Công an huyện Tánh Linh phối hợp với UBND xã Nghị Đức kiểm tra thì phát hiện cơ sở kinh doanh của ông Nguyễn Đình Đào (SN 1964), đóng tại thôn 4, xã Nghị Đức đang xả nước thải ra suối Chùa từ phía sau cơ sở này.

Tại thời điểm kiểm tra cho thấy, cơ sở có làm bể chứa nước thải bằng xi măng. Tuy nhiên, khi bể đầy thì cơ sở sẽ dùng máy bơm bơm ra ngoài bằng đường ống nhựa chôn dưới đất. Quá trình hoạt động, cơ sở có dùng một số hóa chất, đây là những hóa chất có khả năng khiến cá tự nhiên ở hạ nguồn suối Chùa bị chết hàng loạt. Làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở đã cung cấp giấy phép kinh doanh nghề gia công cơ khí, tráng phủ kim loại và sản xuất lưới B40. Cơ sở trên hoạt động từ tháng 5/2021 nhưng chưa có hồ sơ môi trường.

TP. Hồ Chí Minh chấn chỉnh tình trạng đổ bùn hầm cầu trái quy định

Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện khẩn trương nghiên cứu xây dựng, trình UBND TP ban hành quy định quản lý dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn hầm cầu, bùn nạo vét hệ thống thoát nước và kênh rạch trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phối hợp với Công an TP, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

tm-img-alt
UBND TP.HCM chỉ đạo đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu trên địa bàn. Ảnh minh họa

Công an TP được giao chỉ đạo tăng cường trinh sát đối với các đơn vị thu gom, vận chuyến, xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm đổ, thải bùn hầm cầu không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an TP rà soát, thông kê số liệu cụ thể về tình hình hoạt động của các đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý bùn hầm cầu trên địa bàn nhằm phục vụ công tác quản lý của địa phương.

Đồng thời chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn công khai danh sách các đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu đủ điều kiện theo quy định đang hoạt động tại địa phương để người dân nắm thông tin trong việc lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ. Cùng với đó, chỉ đạo đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động thu gom, vận chuyển bùn hầm cầu trên địa bàn, nhất là trường hợp đồ, thải bùn hầm cầu không đúng nơi quy định.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Năm 2050, tiêu thụ nhựa sẽ tăng gần gấp đôi

Theo báo cáo, các chương trình hiện tại nhằm tăng cường tái chế hoặc cắt giảm tiêu thụ nhựa sử dụng một lần chỉ mới bắt đầu và cần phải có một kế hoạch toàn cầu toàn diện hơn.

bxx7c2uv2rpelicj7fgd2dpjoy.jpg

Công nhân phân loại rác thải nhựa để tái chế tại Trung tâm tái chế tài nguyên Minato ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Tháng 11/2022, Liên Hợp Quốc đã khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận giải quyết ô nhiễm nhựa ở Uruguay, với mục đích soạn thảo một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý vào cuối năm 2024. 175 quốc gia đã đăng ký tham gia các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán thất bại, theo tốc độ tăng trưởng hiện tại, số lượng nhựa hàng năm ở các nước G20 có thể tăng lên 451 triệu tấn vào năm 2050, tăng gần 3/4 so với năm 2019.

Nhóm nghiên cứu kêu gọi lệnh cấm mạnh mẽ hơn đối với nhựa sử dụng một lần cùng với thuế sản xuất cao hơn và các kế hoạch bắt buộc để khiến các công ty chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời sản phẩm của họ, bao gồm cả tái chế và thải bỏ.

Back to Blue, nhóm nghiên cứu do Economist Impact và The Nippon Foundation điều hành cho biết các biện pháp kết hợp có thể hạn chế mức tiêu thụ hàng năm ở mức 325 triệu tấn vào năm 2050, nhưng con số đó vẫn sẽ tăng 1/4 so với năm 2019 và cần tới 238 triệu xe chở đầy rác.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...