Thứ năm, 25/04/2024 17:40 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 4/1/2023

MTĐT -  Thứ tư, 04/01/2023 16:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 4/1/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 4/1/2023.

Quảng Ninh: Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ môi trường

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong bảo vệ môi trường, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Trong đó, Tỉnh Đoàn cũng thường xuyên dành sự quan tâm, động viên thanh niên phát huy khả năng sáng tạo trong việc triển khai các ý tưởng khởi nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

tm-img-alt
Lực lượng ĐVTN tham gia chiến dịch Hãy làm sạch biển tại cảng Ghềnh Võ, huyện Hải Hà.

Hàng năm, BTV Tỉnh Đoàn đã tích cực chỉ đạo các cơ sở Đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ĐVTN về bảo vệ môi trường. Các cấp bộ Đoàn còn phối hợp tổ chức các hoạt động như: Tết trồng cây, Ngày nước thế giới, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch hãy làm sạch biển, Chiến dịch tình nguyện hè, Ngày thứ 7 tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh…

Với phương châm “mỗi cơ sở Đoàn một hoạt động thiết thực tham gia bảo vệ môi trường”, các cơ sở Đoàn đã triển khai nhiều phần việc, như: đảm nhận các tuyến đường giao thông tự quản; xây dựng cơ quan, đơn vị sáng - xanh - sạch - đẹp; xây dựng và nhân rộng mô hình, công trình, phần việc thanh niên bảo vệ môi trường; vận động ĐVTN hạn chế sử dụng túi nilon, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt; thành lập các đội thanh niên xung kích tình nguyện sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường...

Tính riêng trong năm 2022, toàn tỉnh tổ chức được 35 chương trình dọn vệ sinh bãi biển, với sự tham gia của gần 3.500 ĐVTN, lực lượng Bộ đội biên phòng và nhân dân. Ngày chủ nhật xanh được tổ chức đồng loạt tại 100% cơ sở Đoàn, tổ chức 1.656 buổi vệ sinh môi trường, huy động 26.154 lượt ĐVTN tham gia. Đồng thời, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã tham gia sửa chữa, xây dựng mới 19,6km đường giao thông nông thôn, thắp sáng 7,6 km đường quê; xây dựng mới 5,5 km đường sáng – xanh – sạch – đẹp – văn minh – an toàn; vẽ tranh bích họa tạo cảnh quan đô thị tại hơn 1.900m đường ở các thôn, khu phố; trồng 296.740 cây xanh hoàn nguyên môi trường...

>>> Xem thêm tại đây

Bắc Giang: Đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai

Nhận thức tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022, thực hiện đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang năm 2022 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số của Sở Tài nguyên Môi trường theo Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang năm 2022, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

Một công tác có vai trò then chốt trong chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên và môi trường đó là xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Trong năm vừa qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã triển khai các bước tiếp theo của dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Bắc Giang (cơ sở dữ liệu đất đai các huyện: Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Lục Nam và Yên Thế). Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói thầu và khẩn trương hoàn thiện đóng gói sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính gửi đơn vị giám sát kiểm tra nghiệm thu đối với những xã đã hoàn thiện. Trong năm 2022, cơ bản hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác và tích hợp đồng bộ lên cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cần 145 tỷ đồng để xây bờ kè khép kín cồn Tân Long đang bị sạt lở

Tin tức trên VOV, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ 145 tỷ đồng để thực hiện dự án xử lý sạt lở cồn Tân Long (thành phố Mỹ Tho) đoạn 7 với dạng xây bờ kè bê tông tường đứng, mái gia cố thảm đá, chiều dài 1.700 mét. Đây là những đoạn bờ sông Tiền đã bị sạt lở nặng nề, triều cường dâng cao, nước tràn vào ảnh hưởng đến cuộc sống 480 hộ dân và đe dọa 60 ha đất vườn cây ăn trái tại địa phương này.

tm-img-alt
Một đoạn bờ sông ven cồn Tân Long chưa được xây bờ kè, triều cường dâng cao gây tràn vào khu dân cư

Trước đây, từ nguồn kinh phí của địa phương và Trung ương, cồn Tân Long đã được xây dựng 6 đoạn bờ kè bao bọc, dài hơn 3.200 mét. Tuy nhiên gần đây, nguồn kinh phí của địa phương rất hạn chế chưa thể thực hiện đoạn còn lại để khép kín. Hiện tại, cồn Tân Long còn 1.700 mét đang bị xói lở, cần xây dựng bờ kè chống sạt lở và ngăn triều cường khẩn cấp.

UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, do địa bàn nằm ở hạ lưu sông Tiền, tiếp giáp với biển và có hệ thống sông rạch khá nhiều nên tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển rất đáng báo động. Trong đó, giải pháp xây kè kiên cố chống xói lở rất được chính quyền và ngành chức năng địa phương quan tâm. Các công trình đã hoàn thành, phát huy được hiệu quả. Bờ kè còn làm nhiệm vụ là đường giao thông, tạo cảnh quan sạch đẹp.

EVN sẵn sàng xả nước từ các hồ thủy điện phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân

Báo Nhân dân đưa tin, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, căn cứ văn bản số 8073/TB-BNN-TCTL ngày 30/11/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, thời gian lấy nước gồm 2 đợt với tổng cộng 12 ngày.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Cụ thể 2 đợt lấy nước: Đợt 1: từ 0 giờ ngày 6 đến 24 giờ ngày 9/1 (4 ngày). Đợt 2: từ 0 giờ ngày 1 đến 24 giờ ngày 8/2 (8 ngày).

Để việc lấy nước đạt hiệu quả cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 6907/BNN-TCTL ngày 14/10/2022 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện giải pháp thích ứng với tình trạng thiếu hụt nguồn nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023.

Nhằm bảo đảm đủ nước và bảo đảm điện phục vụ bơm nước gieo cấy vụ Đông Xuân năm 2022-2023, EVN đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thực hiện điều tiết nước các hồ thủy điện và vận hành hệ thống hợp lý để đáp ứng nhu cầu nước và bảo đảm kế hoạch cung cấp điện, đồng thời điều tiết các hồ chứa duy trì mực nước tại Hà Nội ở mức hợp lý để tiết kiệm nguồn nước bảo đảm hiệu quả cao nhất của 2 đợt lấy nước tập trung và bảo đảm cung cấp điện mùa khô năm 2023 cho hệ thống điện Quốc gia.

EVN cũng đã yêu cầu các Công ty Điện lực rà soát, kiểm tra và chuẩn bị sẵn sàng để bảo đảm cung cấp điện ổn định, liên tục cho các trạm bơm điện trong suốt thời gian lấy nước tập trung (từ ngày 6/1 đến 8/2) và sau các đợt lấy nước để phục vụ bơm dẫn nước.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 4/1/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.