Thứ bảy, 20/04/2024 04:16 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất hôm nay ngày 2/8

MTĐT -  Thứ năm, 02/08/2018 09:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hồ xử lý nước thải “hiện đại” ở Đắk Lắk khiến 600 hộ dân chịu ô nhiễm; Hồ xử lý nước thải “hiện đại” ở Đắk Lắk khiến 600 hộ dân chịu ô nhiễm… là một số tin tức môi trường mới nhất hôm nay ngày 2/8.

Hồ xử lý nước thải “hiện đại” ở Đắk Lắk khiến 600 hộ dân chịu ô nhiễm

Theo VOV, hồ xử lý nước thải của Dự án thoát nước thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, đã từng được coi là có công nghệ xử lý hiện đại, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị của thành phố đông dân nhất Tây Nguyên.

Tuy nhiên, kể từ khi được xây dựng, hồ này đã trở thành nguồn ô nhiễm không khí rất tai hại, khiến đời sống của hơn 600 hộ dân ở khối 6 và buôn Ki phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột bị đảo lộn. Dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng địa phương trong các buổi tiếp xúc cử tri, họp tổ dân phố nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Sau mấy ngày nắng, TP. Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk lại có một trận mưa to. Trái với lẽ thường - mưa làm không khí trong lành hơn, ở khối 6, phường Thành Nhất, khu vực ngoại ô của Buôn Ma Thuột, mùi ô nhiễm lại bốc lên khiến người dân ngạt thở. Ông Hứa Văn Tùng ở số 34 đường Tạ Quang Bửu, phường Thành Nhất cho biết, khu vực này trước dây khí hậu rất mát mẻ trong lành.

Ô nhiễm chỉ xuất hiện từ trong giai đoạn năm 2005-2006, khi UBND thành phố Buôn Ma Thuột xây dựng dự án xử lý nước thải sinh hoạt ngay tại khu vực này. Một hệ thống hồ nước thải trải dài gần cây số, rộng hàng trăm mét, đã biến thành nguồn ô nhiễm, khiến cuộc sống đảo lộn.

UBND phường đã tiếp nhận thông tin rồi lập các tờ trình kiến nghị lên cơ quan chức năng ở Đắk Lắk để giải quyết cho người dân nhưng chưa thấy xử lý dứt điểm.

Lũ lên nhanh tại Đồng bằng sông Cửu Long

Tại huyện Hồng Ngự, nước đã tràn vào một số cánh đồng không có đê bao khép kín. Bà con đã thu hoạch được 7.000 ha trong tổng số 11.000 ha lúa Hè Thu, vẫn còn khoảng 17 ha hoa màu ở khu vực bãi bồi đang bị đe dọa.

Mặc dù lũ về mang theo cá tôm và nhiều sản vật nhưng đáng lo ngại là năm nay, đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long được dự báo sẽ đạt trên mức báo động 2 và sẽ xuất hiện vào khoảng nửa đầu tháng 10.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát sạt lở tại Hòa Bình

Công tác khắc phục những thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ đang được triển khai tại Hoà Bình. Để đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm sớm ổn định cuộc sống của người dân, hôm nay đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành khảo sát đánh giá tình hình sạt lở ở 1 số khu vực tại huyện Kỳ Sơn và TP Hoà Bình.

Hầu hết những căn nhà sạt lở ở Phường Đồng Tiến, TP Hoà Bình đều là nhà kiên cố. Ngoài 9 căn nhà đã bị đổ sập hoàn toàn xuống sông Đà còn 19 căn nhà bị sập một phần, có những nhà đang chực chờ sụp đổ.

Qua hiện trạng sạt lở cùng với những nghiên cứu về địa chất gần 1 năm qua, đoàn công tác của Bộ đã có những đánh giá sơ bộ về nguyên nhân gây sạt lở.

Đoàn công tác của Bộ cũng đã đưa ra những đánh giá về 2 điểm sạt lở khác ở phường Chăm Mát và Phường Thái Bình. Tại 2 khu vực này đều có cung trượt lớn rất dễ sạt lở trong mùa mưa vì vậy đoàn công tác cũng đã đưa ra những cảnh báo nguy hiểm đối với các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ.

Những căn nhà bị sạt lở nặng nề và vô cùng nguy hiểm thế nhưng một số hộ dân hiện vẫn còn bám trụ ở lại đây. Dự báo thời tiết vẫn còn mưa và với những hình ảnh như thế này, chúng ta có thể thấy tính mạng của hộ dân đang bị đe doạ như thế nào.

Chính quyền địa phương cũng đã bố trí khu tái định cư để di dời các hộ dân ở những khu vực sạt lở cao, tuy nhiên, do điều kiện hạ tầng điện nước chưa đầy đủ, nên người dân hiện chưa thể di dời sang khu tái định cư.

Thiên tai làm 112 người chết và mất tích, tổng thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng

Từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai đã khiến 112 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 6.000 tỷ đồng.

Theo thống kê từ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai đã khiến 112 người chết và mất tích và 81 người bị thương.

Về nhà: 929 nhà bị đổ, sập và 27.819 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp và 19.322 nhà bị ngập nước. Về nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, 182.018 ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 13.405 ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị thiệt hại, gãy đổ; 21.607 con gia súc và 227.750 con gia cầm bị chết; hơn 8.321 ha thủy sản bị ngập, thiệt hại.

Về đê điều, thủy lợi: 1,8 km đê từ cấp III trở lên, 32,2 km đê dưới cấp IV và bờ bao bị sạt trượt; hơn 9,7 km kè, 199,9 km kênh mương và bờ sông, bờ biển bị sạt trượt.

Về giao thông: Hơn 3,39 triệu m3 đất, đá đường giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, liên xã bị sạt trượt,...

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cho biết, tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 6.000 tỷ đồng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất hôm nay ngày 2/8. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...