Thứ năm, 28/03/2024 18:49 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/9/2018

MTĐT -  Thứ bảy, 15/09/2018 09:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/9. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/9 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Ninh Thuận: Người dân khổ sở vì nước sinh hoạt bốc mùi bùn non, rong rêu

Theo TTXVN, người dân các địa phương ở tỉnh Ninh Thuận đang khá lo lắng vì nước sinh hoạt được Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận cấp có mùi rong rêu, mùi bùn non rất khó chịu.

Lo chất lượng nước sinh hoạt không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe, người dân buộc chi thêm tiền mua nước lọc đóng chai từ các cơ sở sản xuất để uống và phục vụ sinh hoạt.

Theo nhiều hộ dân ở TP. Phan Rang - Tháp Chàm, trước đây nước sinh hoạt không có mùi, khoảng một tháng trở lại đây, mặc dù nước không vẩn đục nhưng có mùi rong, không thể sử dụng để sinh hoạt được.

Việc nước sinh hoạt có mùi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có đông công nhân và người lao động.

Ảnh: TTXVN. 

Trong khi người dân ở nội thành lo lắng nước có mùi rong rêu, thì người dân ở các huyện như: Ninh Phước; Thuận Nam; Ninh Hải; Ninh Sơn lại lo lắng vì nước sinh hoạt có mùi bùn non, không sử dụng được. Đa phần người dân tự mua nước đóng chai từ các cơ sở sản xuất để uống.

Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Ninh Thuận cho biết: Trước đây, nguồn nước sinh hoạt cấp cho khoảng 82.000 hộ dân ở địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Nam và Ninh Sơn rất ổn, đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định nước sinh hoạt. Đến nay, người tiêu dùng phản ánh nước có mùi lạ, không thể sử dụng cho sinh hoạt là đúng, bởi thực tế hiện nay do tình hình khô hạn xảy ra nên dẫn đến tình trạng thiếu nước nguồn cung cấp cho nhà máy nước xử lý.

Hải Phòng thành lập 6 đoàn kiểm tra chỉ đạo phòng chống siêu bão

Để chủ động ứng phó kịp thời siêu bão Mangkhut, UBND TP. Hải Phòng vừa có Thông báo số 336/TB-UBND ngày 14/9/2018 về việc thành lập 6 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống và khắc phục hậu quả siêu bão (bão Mangkhut) tại các địa bàn.

Cụ thể, Đoàn kiểm tra số 1 do Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại địa bàn các quận, huyện: Hải An, Lê Chân, Bạch Long Vỹ.

Đoàn kiểm tra số 2 do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại các quận: Ngô Quyền, Hồng Bàng, Kiến An.

Đoàn kiểm tra số 3 do Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy.

Đoàn kiểm tra số 4 do Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Thành làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại các huyện: An Dương, An Lão, Thủy Nguyên.

Đoàn kiểm tra số 5 do Đại tá Nguyễn Văn Điệp, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự TP. Hải Phòng làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại các quận: Đồ Sơn, Dương Kinh.

Đoàn kiểm tra số 6 do Đại tá Phạm Quang Đáo, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP. Hải Phòng làm Trưởng đoàn, kiểm tra tại huyện Cát Hải.

Thời gian kiểm tra bắt đầu từ ngày 15/9/2018 đến khi thực hiện xong công tác khắc phục hậu quả sau bão. Chương trình, thời gian, địa điểm do Trưởng đoàn Đoàn kiểm tra quyết định cụ thể.

Ô nhiễm nặng ở rạch Bàu Trâu

Tin tức trên báo Thanh Niên cho biết, là một chi lưu của kênh Tân Hóa - Lò Gốm, rạch Bàu Trâu dài khoảng 3 km, chảy từ Q.Tân Phú sang Q.6, đóng vai trò quan trọng cấp 1 trong hệ thống thoát nước chung nhưng đang trong tình trạng gây ngập nước, ô nhiễm nặng nề.

Sau nhiều năm không được duy tu, cộng thêm việc người dân tự đổ đất, xây dựng tạm lấn chiếm lòng rạch, tuyến rạch này có nhiều đoạn đã bị thu hẹp, rác ứ đọng, chặn dòng thoát nước. Đủ loại rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, hộp xốp, xác động vật... nổi lềnh bềnh, bủa vây những ngôi nhà lụp xụp, tạm bợ hai bên bờ kênh. Nằm trong khu vực có nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất, rạch Bàu Trâu nói riêng, kênh Tân Hóa - Lò Gốm nói chung còn hứng chịu một lượng lớn rác thải công nghiệp, nước thải sản xuất không được xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước, môi trường, không khí cũng bị ô nhiễm nặng.

Đáng nói, con rạch này lại len lỏi giữa khu dân cư đông đúc nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT, cũng đồng ý với việc triển khai dự án theo chủ trương xã hội hóa và kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP nhằm giảm áp lực cho ngân sách TP. Trong khi đó, Sở KH-ĐT mới đây cũng kiến nghị UBND TP cho thực hiện dự án này theo hình thức PPP. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được tổ chức đấu thầu công khai theo quy định.

Các sở ngành khác và đặc biệt là UBND Q.Tân Phú, Q.6 nơi dự án đi qua đều cho rằng đây là một trong số các dự án cấp bách cần được TP thông qua, triển khai ngay trong năm 2018 để giúp chỉnh trang đô thị, giảm ngập nước, ô nhiễm môi trường và đặc biệt hoàn thành dự án thành phần 4 là cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm theo kế hoạch đề ra trước đó.

Cần Thơ: Triều cường dâng cao, nhiều tuyến đường ngập nặng

Tại một số tuyến đường chính nội ô của TP. Cần Thơ như: đường 30/4, Cách Mạng Tháng 8, Mậu Thân, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài và rất nhiều con hẻm của quận trung tâm Ninh Kiều bị ngập sâu, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Điều đáng nói, giai đoạn triều cường dâng cao lại rơi vào thời điểm người dân đi làm buổi sáng từ 6h đến khoảng 7h30 và lúc tan tầm buổi chiều từ 17h đến 20h. Nhiều tuyến đường do cốt nền thấp, lại nằm cặp các con kênh, rạch nên khi triều cường dâng cao khiến nước tràn ra đường gây ngập nặng…

Những địa phương khu vực đầu nguồn như tỉnh Đồng Tháp, An Giang các tuyến giao thông đều bị ngập nặng. Thời điểm triều cường dâng cao cũng là thời điểm học sinh đi học và tan trường, nên những địa phương này đã và đang triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ học sinh. Trong đó, tại huyện An Phú (An Giang) đã tổ chức đưa rước học sinh bằng ghe trong mùa lũ.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/9/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.