Thứ sáu, 29/03/2024 08:41 (GMT+7)

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/8/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 23/08/2020 06:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/8/2020. Cập nhật tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 23/8/2020.

Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới

Ngày 23-8, tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ đồng chủ trì “Hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc”.

Đây là sự kiện quan trọng để hai nước tổng kết, đánh giá các thành tựu, kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa hai bên sau 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc cũng như việc hợp tác, phát triển tại khu vực biên giới; đề ra phương hướng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hơn nữa công tác phối hợp quản lý giữa hai bên trên tuyến biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Bế mạc Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5

Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 đã bế mạc sau hai ngày làm việc theo hình thức trực tuyến.

Sau hai ngày làm việc, tối 20/8, Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 đã bế mạc và thông qua Tuyên bố về sự lãnh đạo nghị viện để thực hiện chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn, mang lại hòa bình và phát triển bền vững cho người dân và thế giới.

Trong thông điệp gửi đến Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ về những nguy cơ bất ổn, các vấn đề an ninh phi truyền thống, cho rằng, chủ nghĩa đa phương có vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối, gia tăng nguồn lực quốc gia, phát huy sức mạnh tập thể nhằm ứng phó hiệu quả hơn trước những vấn đề mang tính toàn cầu.

Các đầu cầu họp trực tuyến của Hội nghị Thượng đỉnh. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội cho biết trong năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Chủ tịch ASEAN và Quốc hội Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA, Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp vào những nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa phương hiệu quả và bền vững hơn.

Tại phiên bế mạc, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố về sự lãnh đạo nghị viện để thực hiện chủ nghĩa đa phương. Các Chủ tịch Quốc hội cùng Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới khẳng định sẽ sát cánh cùng các nghị sĩ và người dân trong đối mặt với đại dịch COVID-19. Các Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, cần ưu tiên ngăn chặn nền kinh tế thế giới tiếp tục rơi vào suy thoái, tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô và duy trì thị trường tài chính toàn cầu.

Các Chủ tịch Quốc hội khẳng định tầm quan trọng của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế đấu tranh bảo vệ bình đẳng giới dưới mọi hình thức.

WHO dự đoán COVID-19 sẽ chấm dứt sau gần 2 năm nữa

Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) dự đoán thế giới sẽ vượt qua đại dịch COVID-19 trong vòng chưa đầy 2 năm tới, nhanh hơn so với dịch cúm Tây Ban Nha.

"Chúng tôi hy vọng sẽ chấm dứt đại dịch này trong vòng chưa đầy 2 năm tới",Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại một cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva cho hay.

Ông Tedros cho rằng, thế giới sẽ dập được COVID-19 nhanh hơn so với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Theo ông, một bất lợi của thế giới hiện nay là tính kết nối, hội nhập, tạo điều kiện cho đại dịch lây lan cực kì nhanh. Tuy nhiên, thế giới ngày nay cũng có nhiều thuận lợi nhờ có công nghệ tốt hơn.

"Với việc tối đa hóa sử dụng các công cụ sẵn có và hy vọng có thêm các công cụ khác như vắc xin, tôi cho rằng chúng ta có thể chấm dứt được đại dịch này trong thời gian ngắn hơn so với đại dịch cúm 1918", ông Tedros nói.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Dịch COVID-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái và nhanh chóng trở thành đại dịch toàn cầu. Đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 23 triệu người mắc COVID-19, trong đó gần 800.000 người đã tử vong. COVID-19 đang gây ra cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có trong khoảng 100 năm trở lại đây.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha là đại dịch gây chết chóc nhất trong lịch sử hiện đại, nó khiến khoảng 50 triệu người tử vong và khoảng 500 triệu người mắc bệnh trong khoảng thời gian từ tháng 2/1918 đến tháng 4/1920.

Đại dịch này bùng phát thành 3 làn sóng khác nhau, trong đó làn sóng tứ 2 nghiêm trọng nhất và bắt đầu từ nửa sau năm 1918. Sau thời gian đó, vi rút gây đại dịch này biến đổi thành vi rút gây cúm mùa, ít gây tử vong hơn. "Thông thường, một vi rút gây đại dịch sẽ biến đổi thành loại vi rút gây dịch bệnh theo mùa", ông Mike Ryan, Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO, cho biết.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, cho đến thời điểm hiện tại, COVID-19 chưa cho thấy đặc điểm tương tự. "Rõ ràng đại dịch này vẫn chưa được kiểm soát, nó đang bùng phát mạnh trở lại".

Indonesia đặt mua 50 triệu liều vaccine COVID-19 từ Trung Quốc

Trong chuyến thăm ba ngày tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết đã ký một thỏa thuận sơ bộ với công ty Sinovac Biotech của nước này để mua 50 triệu liều vaccine COVID-19 có tên CoronaVac.

"Indonesia đã nhận được cam kết từ nhiều công ty Trung Quốc về việc tạo dựng quan hệ đối tác cũng như sự cam kết từ chính phủ Bắc Kinh nhằm thúc đẩy các mối quan hệ giữa giữa 2 nước", bà Marsudi cho hay.

CoronaVac sẽ được cung cấp cho chính phủ Indonesia từ tháng 11/2020 tới tháng 3/2021. Trong đó, công ty Bio Farma thuộc sở hữu nhà nước Indonesia, sẽ được ưu tiên tiếp cận vaccine này cho tới cuối năm 2021.

Indonesia sẽ mua một số lượng lớn vaccine từ Trung Quốc.

Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine CoronaVac đã bắt đầu được tiến hành ở Indonesia trên 1.620 tình nguyện viên. Đây là giai đoạn thử nghiệm quy mô lớn trước khi cơ quan quản lý chấp thuận đưa vào sản xuất đại trà vaccine.

Trả lời phỏng vấn Reuters hôm 19/8, Bộ trưởng Nghiên cứu Indonesia Bambang Brodjonegoro cho biết, Indonesia đang phát triển vaccine của riêng mình có tên gọi vaccine "đỏ và trắng" theo màu sắc quốc kỳ. Ông Brodjonegoro kỳ vọng, Bio Farma bắt đầu sản xuất từ năm 2021.

Brodjonegoro dự kiến Bio Farma có thể bắt đầu sản xuất vaccine vào năm 2021. "Có được vaccine bao gồm cả sự rủi ro và không chắc chắn. Ngay cả khi các quốc gia khác đã tìm ra vaccine hiệu quả, chúng tôi vẫn cần phải sản xuất vaccine COVID-19 của riêng mình", Bộ trưởng Indonesia khẳng định.

COVID-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 22,8 triệu người nhiễm và hơn 797.000 người chết.

Indonesia đến nay ghi nhận hơn 147.000 ca mắc bệnh, trong đó gần 6.500 người tử vong. Chính phủ Indonesia tìm cách đảm bảo nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 260 triệu dân trong bối cảnh nhiều nước chi mạnh tiền để đặt mua trước vaccine ngay cả khi các vaccine này vẫn trong quá trình thử nghiệm.

P.V (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/8/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.