Thứ năm, 18/04/2024 18:53 (GMT+7)

Tin tức trong ngày dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 4/4/2020

MTĐT -  Thứ bảy, 04/04/2020 09:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất hôm nay 4/4/2020, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất dịch Covid-19 ngày 4/4 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Cập nhật lúc 6h00 ngày 4-4-2020:

Thế giới: 1.041.114 người mắc,  55.203 người tử vong, trong đó:

- Hoa Kỳ: 245.442 người mắc; 6099 người tử vong.

- Italy: 115.242 người mắc; 13.915 người tử vong.

- Tây Ban Nha: 117.710 người mắc; 10.935 người tử vong.

- Trung Quốc: 81.620 người mắc; 3.322 người tử vong.

Việt Nam: 239 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:

16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).

69 bệnh nhân (BN17, BN18, BN20, BN22, BN23, BN 24, BN25, BN27,BN29, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN 45, BN46, BN47, BN 48, BN 49, BN51, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64 , BN66, BN67, BN69, BN70, BN71, BN73, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, B N99, BN100, BN107, BN110, BN112, BN113, BN121, BN129, BN130, BN 131, BN132, BN138, BN140, BN179, BN187, BN198) mắc COVID-19, tính từ ngày 06/3 đến 03/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2).

Tin tức dịch Covid-19 mới nhất trên thế giới

Châu Âu và Mỹ tiếp tục là điểm nóng Covid-19, số ca nhiễm nCoV toàn cầu lên gần 1,1 triệu, với gần 59.000 ca tử vong.

Theo thống kê của Đại học John Hopkins, tính đến sáng 4/4, thế giới ghi nhận 1.094.068 ca nhiễm và 58.787 người chết do Covid-19 tại 205 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt 82.578 và 5.924 so với hôm qua. 225.796 người đã bình phục, chủ yếu ở Trung Quốc.   

Mỹ: Số người chết vượt con số 7.000

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, đến sáng 4/4 (giờ Việt Nam), ít nhất 273.880 người tại Mỹ nhiễm Covid-19, tăng 28.667 người, trong đó 9.521 người đã hồi phục.

Số người chết tăng 1.094 trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 7.077. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với số ca nhiễm cao hơn Italy và Tây Ban Nha, hai vùng dịch lớn tiếp theo, cộng lại.

New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Covid-19 với 102.863 ca nhiễm, tăng 10.482 ca, chiếm khoảng 37,5% số ca nhiễm tại Mỹ, trong đó 2.935 người chết. Thống đốc Andrew Cuomo tuyên bố New York rơi vào khủng hoảng và kêu gọi giúp đỡ bang.

Theo dự báo, tỉ lệ tử vong sẽ còn tăng lên khi công suất của hệ thống y tế đang gần đạt mức tối đa ở nhiều thành phố như New York hay New Orleans. Hôm 3/4, Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết ngày 5/3 tới sẽ là ngày thành phố chính thức hết máy thở, và bệnh viện dã chiến tại Công viên Trung tâm dự kiến cũng sẽ đạt công suất tối đa trong vài ngày tới.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Trump nói Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) kêu gọi mọi người che mặt bằng khăn quàng cổ và khẩu trang vải tự may, để dành khẩu trang y tế cho các y bác sĩ. Tuy nhiên, Trump nói việc đeo khẩu trang là "tự nguyện" và ông sẽ không đeo.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar tuyên bố hàng chục triệu người Mỹ không có bảo hiểm sẽ được chính phủ bảo đảm chi phí nếu bị nhiễm Covid-19.

Italy: Có 14.681 ca tử vong

Italy - “ổ dịch” châu Âu, ngày 3/4, nước này ghi nhận thêm 4.585 ca mắc mới và tới 766 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 119.827, trong đó có 14.681 ca tử vong. Italy hiện là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ 2 thế giới sau Mỹ và có số ca tử vong do dịch bệnh này cao nhất thế giới.

Giới chức y tế Italy cho biết, số ca mắc mới và số ca tử vong ghi nhận trong ngày tại nước này đang duy trì mức ổn định, nhưng vẫn chưa tới đỉnh dịch. Tuy nhiên, sức ép với các bệnh viện tại Italy bắt đầu giảm dần vì đã có 19.758 bệnh nhân được chữa khỏi và số bệnh nhân nặng đang phải nằm trong các phòng hồi sức cấp cứu là trên 4.000, giảm nhiều so với mức cao điểm.

Giới chức y tế Italia kêu gọi người dân nước này phải hết sức thận trọng và không được từ bỏ các biện pháp bảo vê. Nếu người dân mất cảnh giác, sẽ có nhiều địa phương, đặc biệt là ở miền Nam, rơi vào tình cảnh giống như thị trấn Codogno ở vùng Lombardy, nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid-19 tại Italy.

Hai nghiên cứu mới cho biết số người chết vì nCoV tại Italy có thể cao hơn báo cáo do nhiều người qua đời mà không được xét nghiệm nên không được đưa vào danh sách. Trong số đó, có nhiều người cao tuổi chết tại nhà hoặc các viện dưỡng lão.

Tây Ban Nha, ngày 3/4 lại tiếp tục ghi nhận thêm 932 người chết, ngày thứ hai liên tiếp con số người tử vong vượt ngưỡng 900. Tuy nhiên, theo số liệu chính thức ở nước này, tốc độ tăng trưởng trong số ca nhiễm mới và tử vong đều đang có dấu hiệu chậm lại.

Hiện Tây Ban Nha đang ghi nhận tổng cộng 11.198 ca tử vong do Covid-19, đứng thứ hai thế giới sau Italia. Về số ca, Tây Ban Nha hiện có 119.199 ca dương tính với Covid-19, trong đó có 30.513 trường hợp đã khỏi bệnh.

Hôm 3/4, Bộ trưởng Y tế Đức cho biết nước này đã gửi 50 máy thở cho Tây Ban Nha, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch trên thế giới.

Đức, có thêm 145 người thiệt mạng do Covid-19 trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca tử vong ở quốc gia này lên 1.275 trong số 91.159 ca dương tính, ngoài ra đã có 24.575 trường hợp khỏi bệnh.

Tuy Đức hiện đang làm khá tốt trong việc giữ tỉ lệ tử vong ở mức thấp (1,3%) song giám đốc Viện Robert Koch, cơ quan kiểm sát dịch bệnh của nước này hôm 3/4 đã cảnh báo rằng sức chứa của các khoa chăm sóc đặc biệt ở Đức có thể không đủ lớn khi nước này chứng kiến số ca nhiễm ngày càng tăng cao. Trên thực tế, tỉ lệ tử vong ở Đức đã bắt đầu có chiều hướng tăng lên trong vài ngày vừa qua.

Chính phủ Đức yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trừ khi có lý do đặc biệt như đi mua nhu yếu phẩm, có các cuộc hẹn y tế hoặc tập thể dục. Dân Đức bị cấm tập hợp quá 2 người và được yêu cầu luôn giữ khoảng cách 1,5 m với người khác. Các địa phương có quyền phạt tiền những người vi phạm các biện pháp phòng chống dịch.

Pháp, tính đến tối 3/4, Pháp xác nhận 6.507 ca tử vong liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 5.091 ca trong bệnh viện và 1.416 ca trong các trại dưỡng lão.

Số người nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 được xác nhận qua xét nghiệm là 64.338 bệnh nhân. Trong số 27.432 trường hợp đang nhập viện, 6.662 người trong tình trạng phải chăm sóc đặc biệt. Đến nay, 14.008 người đã khỏi bệnh và xuất viện.

Giới chức y tế nhấn mạnh rằng Pháp chưa chạm đến đỉnh dịch, tình hình còn quá phức tạp nên chưa thể tính đến việc dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại.

Anh, tính đến 5h45 sáng 4/4 (giờ Việt Nam), Anh đã ghi nhận tổng số 38.168 ca mắc COVID-19 và 3.605 ca tử vong, tăng lần lượt 4.450 ca và 684 ca so với 24h trước đó.

Ngày 3/4, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cảnh báo đỉnh dịch COVID-19 ở nước này có thể sẽ rơi vào ngày lễ Phục sinh 12/4 tới.

Trước đó một ngày, hãng Reuters đưa tin tình huống xấu nhất mà Chính phủ Anh đưa ra là số trường hợp tử vong do COVID-19 có thể lên tới 50.000 người nếu người dân không tuân thủ nghiêm túc các biện pháp tự cách ly.

Và ngày tồi tệ có số người tử vong cao nhất sẽ là ngày 12/4 tới.

Iran, số ca mắc Covid-19 tại nước này đã lên tới 53.183 sau khi ghi nhận thêm 2.715 trường hợp trong ngày 3/4. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 3.294 trường hợp.

Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani quan chức cấp cao nhất của Iran vừa được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2. Ngoài Chủ tịch Quốc hội Larijani, nhiều quan chức khác trong chính phủ Iran cũng đã mắc Covid-19. Theo IRNA, ít nhất 23 nghị sỹ đã dương tính với virus corona chủng mới.

Trong khi đó, Tổng thống Hasan Rouhani cảnh báo rằng nước này có thể sẽ phải chiến đấu với đại dịch Covid-19 thêm 1 năm nữa. Theo ông, dịch bệnh này sẽ còn kéo dài thêm nhiều tháng tới, thậm chí là tới cuối năm (năm hiện tại của người Iran kết thúc vào tháng 3/2021).

Trung Quốc, theo trang mạng worldometers.info, tính đến 5h 45 giờ Việt Nam ngày 4/4, Trung Quốc có 81.620 ca mắc COVID-19 và 3.322 ca tử vong, tăng lần lượt 31 ca và 4 ca so với 24h trước đó.

Ngày 3/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đề nghị người dân cả nước tiếp tục các nỗ lực phòng bệnh trong các cộng đồng, nơi làm việc và hộ gia đình để đảm bảo dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không tái bùng phát khi nước này đang đối mặt với nguy cơ gia tăng mạnh số ca nhiễm từ nước ngoài vào.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn NHC Mễ Phong cho biết: "Khi số ca nhiễm từ nước ngoài đang tăng, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nguy cơ từ các ca lây nhiễm thứ phát và thậm chí tái bùng phát dịch COVID-19 trong nước".

Hàn Quốc, tính đến 5h45 sáng 4/4 (giờ Việt Nam), Hàn Quốc đã ghi nhận tổng số 10.062 ca mắc COVID-19 và 174 ca tử vong, tăng lần lượt 86 ca và 5 ca so với 24h trước đó.

Tại Đông Nam Á, Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 3.333 ca nhiễm và 53 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 181 người chết trong 1.986 người nhiễm. Philippines báo cáo 3.018 ca nhiễm và 136 người chết, số liệu ở Thái Lan lần lượt là 1.978 và 19.

Nhật Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức trong ngày dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 4/4/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.