Thứ bảy, 20/04/2024 00:30 (GMT+7)

Tình hình xâm nhập mặn ở Bến Tre sâu hơn năm 2017

MTĐT -  Thứ sáu, 13/04/2018 10:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cục Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi), Cục Trồng trọt và Sở NN-PTNT Bến Tre vừa tổ chức buổi thực địa về công tác phòng chống xâm nhập mặn năm 2018.

Theo quan trắc của Đài Khí tượng Thủy văn Bến Tre, độ mặn đo được tại các trạm đạt mức cao nhất vào thời điểm nửa cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2018, cụ thể như sau:

Độ mặn 4%o xâm nhập trên các sông chính, sông Cửa Đại đến đến xã Giao Hòa (Châu Thành), cách cửa sông khoảng 40 - 42km; sông Hàm Luông đến phường 7 (TP Bến Tre), cách cửa sông khoảng 48km; sông Cổ Chiên đến xã Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày Bắc), cách cửa song  48 - 50km.

Ngoài ra, độ mặn 1%o cũng xâm nhập sâu vào đất liền từ 48 - 62km, trên các sông chính như sông Hàm Luông đến xã Tiên Thủy (Châu Thành), xã Phú Sơn (Chợ Lách), cách cửa sông khoảng 60 - 62km.

Về công tác chủ động phòng chống xâm nhập mặn và ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn trong trồng trọt, Bến Tre có 69% diện tích lúa vụ ĐX năm 2018 đã thu hoạch, diện tích còn lại dự kiến đến ngày 15/4/2018 sẽ thu hoạch xong. Đối với rau màu và cây ăn trái chưa ghi nhận ảnh hưởng của hạn mặn.

Đối với chăn nuôi, các đàn gia súc, gia cầm đã thực hiện tiêm vacxin đầy đủ, đúng quy trình tiêm phòng. Đối với thủy sản, hiện tại vẫn ổn định, phát triển bình thường chưa có ảnh hưởng gì. Các ao nuôi tôm biển, tôm quảng canh hiện đang cải tạo và đã thả giống.

Cuộc sống của người dân miền Tây đang rất khó khăn vì hạn, mặn

Hiện chưa ghi nhận thiệt hại nào do hạn mặn trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt của người dân vẫn đảm bảo do bà con có ý thức chủ động trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ ăn uống; một số NM nước sạch nông thôn đã đưa vào vận hành hệ thống lọc mặn RO để cung cấp nước ngọt,...

Tuy nhiên, còn một số hộ dân ở khu vực ven biển chỉ đủ điều kiện để trữ nước phục vụ ăn uống, về nguồn nước dùng cho sinh hoạt, chăn nuôi người dân phải khai thác tại các giếng tầng nông, giếng khoan hoặc tự đổi nước để phục vụ nhu cầu.

Theo ông Bùi Văn Lâm, GĐ Sở NN-PTNT Bến Tre, để thực hiện tốt công tác phòng chống, ứng phó hạn mặn trong thời gian tới, đơn vị sẽ vận động nhân dân chủ động thực hiện biện pháp đắp đập tạm, bờ bao cục bộ, các cống... phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt. Kiên quyết chỉ đạo và vận động nhân dân sản xuất theo đúng lịch thời vụ, không sản xuất ở những vùng có nguy cơ thiếu nước tưới.

Thực hiện tốt phương châm ”4 tại chỗ” trong phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn; chủ động sẵn sàng phương án ứng phó khi mặn xâm nhập sâu, diễn biến bất thường.

"Năm nay, ranh mặn 4g/l, xâm nhập mặn sâu hơn năm 2017, thấp hơn nhiều so với năm 2016, tương đương trung bình cùng kỳ nhiều năm. Địa phương đã chủ động triển khai tốt các giải pháp phòng chống xâm nhập mặn nên mặn chưa ảnh hưởng gì đến sản xuất và dân sinh”, ông Nguyễn Hồng Khanh - Cục trưởng Cục Quản lý CTTL cho biết.

Bạn đang đọc bài viết Tình hình xâm nhập mặn ở Bến Tre sâu hơn năm 2017. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Pv (TH)

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...