Thứ năm, 25/04/2024 13:29 (GMT+7)

Tọa đàm “Du lịch golf - Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế”

Song Lam -  Thứ năm, 25/11/2021 12:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tọa đàm "Du lịch golf - lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế" vừa được tổ chức tại FLC Hạ Long, Quảng Ninh.

Theo thông điệp tại buổi tọa đàm, Việt Nam vừa tiếp tục được vinh danh là "Điểm đến golf tốt nhất thế giới", do Tổ chức World Golf Awards (WGA) trao tặng. Đây là lần thứ 2 Việt Nam đạt danh hiệu này, sau lần đầu tiên vào năm 2019. Vượt qua các điểm đến như: Mỹ, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Malaysia, điểm đến golf tại Việt Nam với hạ tầng dịch vụ sang trọng, đẳng cấp, tiêu chuẩn quốc tế đã thu hút và nhận được sự đánh giá cao của du khách khi đến chơi golf kết hợp nghỉ dưỡng.

Tới dự buổi tọa đàm “Du lịch golf – Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế”, có lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, các Hiệp hội du lịch, Hiệp hội golf và đại diện doanh nghiệp lữ hành, hàng không, quản lý vận hành sân golf uy tín...

Theo thông điệp của đơn vị tổ chức sự kiện này thì Golf tour là một trong những sản phẩm cốt lõi, một trong những key chính trong bài toán mở cửa du lịch quốc tế của Việt Nam. Để xúc tiến và kích cầu được phân khúc này thì cần có sự hỗ trợ, xem xét từ phía cơ quan quản lý cho một số vấn đề, ví dụ sớm ban hành quy chuẩn thống nhất về việc đón khách quốc tế.

Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách golf như: vấn đề nhập cảnh; nghiên cứu cấp phép cho các tour golf trọn gói có thời gian ngắn hơn (ví dụ như 4 ngày 3 đêm), thay vì yêu cầu thời gian 7 ngày như hiện nay… Ngoài ra cũng cần xem xét điều chỉnh mức giá của tour golf phải phù hợp nhất, so với mặt bằng chung của Đông Nam Á bằng hoặc thấp hơn.

tm-img-alt
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Theo ông Nguyễn Văn Linh, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam, môn golf và du lịch golf ở Việt Nam đang có nhiều thách thức. Ông Linh cho rằng hiện nay Nhà nước quan niệm golf là “môn nhà giàu”, xếp cùng vào thuốc lá, rượu bia. Vì thế, thuế tiêu thụ đặc biệt 20%, VAT là 10%, đẩy chi phí chơi golf lên cao so với các nước Đông Nam Á.

“Đây không được coi là môn thể thao và không có ưu đãi. Hiện tại, Hiệp hội Du lịch Golf của chúng tôi kiến nghị với Chính phủ về xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt với golf”, ông Linh cho biết.

Theo ông Linh, muốn golfer vào Việt Nam, vai trò quyết định là công ty lữ hành, bởi đây là đơn vị kết nối hàng không, sân golf, nhà hàng, khách sạn. Sắp tới, Hiệp hội sẽ thí điểm 1-2 công ty lữ hành của Hiệp hội, là đầu nối các đối tác, từ đó có cơ sở để giảm giá dịch vụ. Nhìn sang các giải golf của Mỹ, có giải thưởng hơn 10 triệu USD từ nguồn tài trợ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam cho rằng, để làm được điều đó, nhà tài trợ phải được hưởng lợi từ truyền thông, quảng cáo. Vì thế, vai trò truyền thông quan trọng với thu hút nguồn lực cho golf.

Ông Linh cũng đề xuất, du lịch golf cần quan tâm đến khách nội địa, là phân khúc lớn, dễ nhất, hiệu quả nhất.

Tại Quảng Ninh, mảng du lịch golf được xem là một trong những điểm du lịch golf hấp dẫn hàng đầu tại Việt Nam nhờ hệ thống sân golf tiêu chuẩn quốc tế có thể kể đến: FLC Golf Club Halong (thuộc quần thể FLC Hạ Long) – sân golf hướng vịnh từng lọt Top 3 Sân golf mới đẹp nhất thế giới; Sân golf Tuần Châu; Sân golf Móng Cái.

Cùng với đó, Quảng Ninh còn quy tụ nhiều tổ hợp, quần thể nghỉ dưỡng 5 sao quy mô lớn và đa dạng sản phẩm du lịch cao cấp như: Du lịch du thuyền vịnh Hạ Long, du lịch MICE (du lịch hội nghị)… nổi trội có thể kể đến FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort.

Các sản phẩm này khi kết hợp cùng tour golf được kỳ vọng sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh vượt trội cho tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh Quảng Ninh là một trong 5 tỉnh, thành được lựa chọn để thí điểm mở cửa đón khách quốc tế trong giai đoạn 1.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận nhiều vấn đề phát huy lợi thế du lịch golf ở nước ta, như cách thiết kế sản phẩm du lịch golf để phát huy lợi thế khác biệt của du lịch Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung; quy trình đảm bảo an toàn cho khách du lịch golf; thị trường mục tiêu của du lịch golf tại Việt Nam; chiến lược kích cầu du lịch golf tại những thị trường quốc tế.

Khi Việt Nam đang cần một chiến lược hồi phục hiệu quả ngành du lịch để không lỡ nhịp trong làn sóng du lịch toàn cầu, tọa đàm góp phần tích cực thúc đẩy phục hồi du lịch Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, tọa đàm đã thống nhất quan điểm, cần sớm mở cửa du lịch golf để đón khách quốc tế tại các điểm đến tiềm năng.

Ông Đỗ Việt Hùng, Phó tổng giám đốc FLC cho biết, Hệ thống FLC đã chuẩn bị sẵn sàng và đủ điều kiện về nhân lực, hạ tầng và quy trình an toàn cũng như hệ thống sản phẩm đa dạng, hấp dẫn để đón khách quốc tế, bao gồm khách chơi golf.

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm “Du lịch golf - Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới