Thứ hai, 09/12/2024 19:35 (GMT+7)

Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch

MTĐT -  Thứ sáu, 30/08/2024 16:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

KKT Vân Phong được phê duyệt quy hoạch vào năm 2014 với tổng diện tích 150.000 ha, được xác định là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận.

Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Phối cảnh khu kinh tế Vân Phong. (Ảnh: Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vân Phong).
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch KKT Vân Phong với tổng diện tích 150.000 ha, bao gồm 70.000 ha đất liền và đảo, 80.000 ha mặt nước. Phía bắc KKT Vân Phong giáp tỉnh Phú Yên; các phía còn lại giáp thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh và biển Đông. KKT Vân Phong được xác định là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Hệ thống cơ sở hạ tầng của KKT Vân Phong gồm có Quốc lộ 1, Quốc lộ 26B, Tỉnh lộ 1A, Tỉnh lộ 1B, đường từ Quốc lộ 1A đi Ninh Hải kết nối các khu chức năng khu vực Nam Vân Phong, đường trục chính từ Quốc lộ 1A (Đèo Cổ Mã) đến Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Có 2 tuyến cao tốc đang triển khai xây dựng là Vân Phong - Nha Trang và Khánh Hòa - Đắk Lắk. Chạy dọc KKT Vân Phong có tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra, Khánh Hòa đang đề xuất quy hoạch Sân bay Vân Phong tại xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh. (Ảnh: Quốc lộ 1A chạy qua KKT Vân Phong).
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
KKT Vân Phong được xác định 19 phân khu. Khu vực Nam Vân Phong (phía Đông thị xã Ninh Hòa) được định hướng quy hoạch cảng trung chuyển Container, cảng tổng họp, các tổ hợp công nghiệp, kho tàng tận dụng được lợi thế của cảng nước sâu, các khu đô thị và các khu dịch vụ du lịch, được phân bố, đan xen với các không gian sinh thái ngập mặn, đồi núi sát biển, dọc theo ĐT.652D cũng như phía đông đường sắt bắc nam.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Trong ảnh là nút giao quốc lộ 1A với quốc lộ 26B, kết nối vào khu vực nhà máy, cảng tổng hợp, các dự án công nghiệp của Nam Vân Phong.

Một số dự án công nghiệp quy mô lớn đã và đang triển khai tại khu vực Nam Vân Phong có thể kể đến như: Nhà máy đóng tàu Hyundai- Việt Nam (475 triệu USD), Tổng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (125 triệu USD), Cảng tổng hợp Nam Vân Phong (40 triệu USD), Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (2,5 tỷ USD)...

Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Trong ảnh là khu vực sẽ xây dựng KCN Dốc Đá Trắng trên quốc lộ 1A. Dự án này có diện tích 288 ha, tổng vốn hơn 1.800 tỷ do Viglacera Yên Mỹ - công ty con Viglacera làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công vào tháng 6/2025.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Cùng với KCN Dốc Đá Trắng, trong KKT Vân Phong đang có 2 KCN khác được triển khai là KCN Suối Dầu và KCN Ninh Thủy. Theo quy hoạch, sẽ có thêm khoảng 10 KCN khác dự kiến mở rộng trong giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2050.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Quốc lộ 1A (trái) và cao tốc Vân Phong - Nha Trang đang thi công (bên phải). Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có chiều dài 83 km, dự kiến đi vào hoạt động dịp 30/4/2025. Đây được đánh giá là dự án có tiến độ tốt nhất trong số các tuyến cao tốc đang thi công trên cả nước.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Cao tốc Vân Phong - Nha Trang đi qua thị xã Ninh Hòa và 3 huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 11.800 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 1/2023.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Đoạn tuyến cao tốc chạy qua khu vực Bắc Vân Phong.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Điểm đầu cao tốc Vân Phong - Nha Trang nằm tại khu vực hầm Cổ Mã, đây cũng điểm kết nối vào bán đảo Bắc Vân Phong.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Hầm Cổ Mã, ranh giới giữa KKT Vân Phong với tỉnh Phú Yên.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Toàn cảnh khu Bắc Vân Phong. Khu vực này thuộc huyện Vạn Ninh, được định hướng quy hoạch các khu du lịch cao cấp tại đảo Hòn Lớn và bán đảo Hòn Gốm, cảng trung chuyển quốc tế, cảng du lịch quốc tế, các công trình dịch vụ hậu cần cảng, công nghiệp tại khu vực Đầm Môn, các khu đô thị, du lịch, các không gian cây xanh, mặt nước và các khu đồi núi.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Nhìn chung, hiện trang khu vực Bắc Vân Phong có mật độ dân số thấp, nhiều đất trống chưa xây dựng nên rất thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng và triển khai các dự án có quy mô lớn
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Trong ảnh là vùng mặt nước xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, nơi dự kiến sẽ xây dựng sân bay Vân Phong. Theo đề xuất, Sân bay Vân Phong dự kiến nằm tại xã Vạn Thắng, cách TP Nha Trang khoảng 65 km về phía nam, cách sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 101 km về phía nam, cách sân bay Tuy Hòa (Phú Yên) 49 km về phía bắc.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Xã Vạn Thắng nhìn từ trên cao. Trong ảnh là ĐT.651C, một trong hai trục đường chính của Vạn Thắng, bên cạnh quốc lộ 1A. Sân bay Vân Phong được đề xuất xây dựng với diện tích 497 ha, tổng vốn khoảng 7.900 tỷ đồng. Khu vực sân bay dự kiến nằm hoàn toàn trên vùng mặt nước ven bờ, không có dân cư, rừng phòng hộ và không có quy hoạch khu neo đậu tàu thuyền, thuận lợi cho giải phóng mặt bằng.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Trong ảnh là khu vực Cổ Mã - Tu Bông (khu Bắc Vân Phong). Nơi này có địa hình đồng bằng, chủ yếu là đất trồng lúa, cao độ trung bình 4 - 5 m.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Trong ảnh là nút giao quốc lộ 1A với ĐT.651C (đường Đầm Môn). ĐT.651C là trục đường độc đạo chạy dọc bán đảo Bắc Vân Phong (bán đảo Hòn Gốm).
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Bán đảo Hòn Gốm có một phần địa hình tương đối bằng phẳng. Khu vực Đông bán đảo Hòn Gốm có nhiều bãi cát rộng và dài như bãi cát Tuần Lễ, bãi Cát Thắm, bãi Hòn Ngang, bãi mũi Hòn Chò, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái biển. Vùng núi phía Nam và Đông Nam bán đảo Hòn Gốm là khu rừng thuận tiện cho phát triển du lịch sinh thái núi. Tại đây sẽ có một số dự án lớn như Khu trung tâm dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm 950 ha (khu Phi thuế quan) hay Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm 500 ha...
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Khu vực bán đảo Bắc Vân Phong có cảnh quan hoang sơ, trong lành, được định hướng phát triển các đô thị sinh thái du lịch ven biển.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Tuyến ĐT.651 hiện có khoảng 6 làn xe.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Trong ảnh là khu vực Đầm Môn tại bán đảo Hòn Gốm. Khu vực này có nền cát mịn, đất đồi độ cao khoảng 3 - 25m, độ dốc dưới 20%, cục bộ có khu vực Hòn Săn (khoảng 70 ha) cao trên 100m dốc trên 30%. Dân cư tập trung tại thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh. Diện tích khoảng 1.100 ha.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Trong ảnh là khu vực Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong đã hoàn thành xây dựng các công trình chính và đi vào hoạt động năm 2021.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Trong ảnh là dự án Wonder City Van Phong Bay có quy mô khoảng 500 ha, được đầu tư từ năm 2008 bởi CTCP Đầu tư Du lịch T&M Vân Phong, doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Eurowindow Holding. Ghi nhận của người viết, tính đến tháng 8/2024, dự án đã hoàn tất mặt bằng và đang trong quá trình san nền.
Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch
Wonder City Van Phong Bay có tên pháp lý là Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng các tổ hợp minihotel, hotelshop 1 - 3 sao có ban công hướng biển và hệ thống khách sạn 4 - 5 sao. Các căn hotelshop có chiều cao 4 - 8 tầng được thiết kế 2 - 4 mặt tiền. Các dãy minihotel cao 5 - 15 tầng sẽ bố trí nằm dọc bãi biển.

KKT Vân Phong đã hút hơn 5 tỷ USD

Lũy kế đến thời điểm tháng 4/2024, KKT Vân Phong đã thu hút được 148 dự án đầu tư (120 dự án trong nước, 28 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký khoảng 5,1 tỷ USD. Đến nay đã có 105 dự án đã đi vào hoạt động.

Giai đoạn năm 2021 đến tháng 3/2024, KKT Vân Phong đã thu hút mới được 5 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án với tổng vốn đăng ký 25.159 tỷ đồng; vốn thực hiện được 48.396 tỷ đồng.

Nhằm đưa KKT Vân Phong trở thành trụ cột để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai, Vừa qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã đặt mục tiêu vốn đăng ký đầu tư mới vào KKT giai đoạn 2024 - 2025 đạt khoảng 125.000 tỷ đồng, vốn giải ngân tối thiểu tăng thêm 27.000 tỷ đồng.

Đồng thời, xây dựng phát triển huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; đưa thị xã Ninh Hòa thành đô thị công nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết Toàn cảnh Khu kinh tế Vân Phong - đầu tàu hút vốn của tỉnh Khánh Hòa sau 10 năm quy hoạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Dòng vốn Kinh doanh

Cùng chuyên mục

Tin mới