Thứ năm, 25/04/2024 15:33 (GMT+7)

Tôn Đức Thắng - Con đường đi qua năm tháng

Mạc Tường Vi -  Thứ hai, 31/08/2020 08:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Và bây giờ, những hàng cây cổ thụ xù xì…những gì là chứng nhân của Sài Gòn ghi dấu ấn hàng trăm năm đã ra đi mãi mãi, để lại nỗi tiếc nuối không nguôi cho những người gắn bó với Sài Gòn một thuở…

Đường Tôn Đức Thắng là tuyến đường lớn và lâu đời nhất của vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc nó gồm ba đường khác nhau: Đọan thứ nhất là đoạn xưa nhất có từ thời nhà Nguyễn bắt đầu từ cầu Khánh Hội đến công trường Mê Linh (năm 1865 mang tên Quai de Donnai, sau là Quai Napoléon, năm 1870 đổi thành Quai du Commerce đến 1896 đổi thành Quai Francis Garnier và 1920 đổi thàmh Quai le Myre de Vilers).

Đọan thứ hai từ công trường Mê Linh đến giáp nhà máy Ba Son (lúc đầu mang tên đường Primauguet đến 1920 đổi là Quai d’Argonne) và đoạn cuối cùng từ bờ sông vào đến đường Nguyễn Thị Minh Khai là con đường có trước khi Pháp chiếm Sài Gòn. Chính họ đã đi theo con đường này từ trại Thủy Quân lên đánh thành Gia Định và hạ thành ngày 17-2-1859. Năm 1865, người Pháp đặt tên đường Boulevard de la Citadelle. Đến năm 1901, người Pháp mới đặt tên đường Luro. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai bến Le Myre Vilers và Argonne là đoạn chạy dọc theo bến sông và đặt tên là bến Bạch Đằng. Còn đường Luro thì đổi tên thành đường Cường Để, một tôn thất nhà Nguyễn.

Mãi đến năm 1980, UBND Thành phố Hồ Chí Minh mới nhập bến Bạch Đằng với đường Cường Để làm một, từ đó đổi tên thành đường Tôn Đức Thắng, nhưng cắt đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Nguyễn Thị Minh Khai nhập vào đường Đinh Tiên Hoàng.

Giờ đây, khi đi qua đường Tôn Đức Thắng có lẽ ai cũng có một cảm giác ngỡ ngàng vì trên suốt toàn bộ chiều dài đoạn phố, không có một bóng nhà dân, cũng thiếu vắng hẳn các hàng quán cùng tiếng xôn xao hè phố quen thuộc, thay vào đó chỉ là những vỉa hè quạnh vắng, trống trải.  Sài Gòn vốn có rất nhiều con đường bọc kín trong bóng cây, song đường Tôn Đức Thắng có lẽ là nơi còn đọng lại nhiều nét yêu kiều, một góc phố xưa cũ nào đó giống như ở châu Âu, trên lòng phố thênh thang bốn làn xe, có hai vỉa hè lúc nào cũng vắng hoe trong tơi bời lá rụng, tựa bức tranh thơ mộng với những chiếc tàu viễn dương khổng lồ vẫn thường cập bến chiều chiều.

Đường Tôn Đức Thắng ngày trước còn có những tòa biệt thự Pháp xưa cũ vẫn nằm im lìm dưới tán cây cổ thụ của những tu viện uy nghiêm, cổ kính nằm trầm mặc trong các khu vườn bát ngát bóng cây, nơi đó từng một thời là cả thiên đường bát phố kỳ thú. Không sôi động náo nhiệt lớp ký ức như các con đường cổ khác trong lòng phố mà lớp ký ức trên đường Cường Để có phần lại nghiêng về những khoảng trầm. Nơi đây có Trường Trung Học Sư Phạm Mầm Non, có nhà thờ Tôn giáo thời Pháp, có Đan viện Cát Minh và có những tu viện cổ kính hai bên đường, những bức tường mang sắc màu thâm niên và có vẻ khép kín của thiên đường tôn giáo.

Phía bờ sông có Hải Quân Công xưởng nơi bác Tôn làm việc trong phong trào cách mạng, phong trào đấu tranh của Công nhân Ba Son thời kỳ chống Pháp, lúc bấy giờ có tên gọi là xưởng Ba Son.

Đường Tôn Đức Thắng là một trong những con đường cổ nhất trong lòng phố, đoạn đổ ra Bến Bạch Đằng, được một quãng nghiêng mình theo sông xuôi như dòng chảy, xung quanh vẫn còn vẹn nguyên những công trình lớn được hình thành từ đầu thời Pháp thuộc. Đoạn từ góc vuông cua về Trường Trung Học Sư Phạm Mầm Non chạy dài đến Đinh Tiên Hoàng nơi có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ở đó có những hàng cây sừng sững nắng mưa chở đầy ký ức, những hàng cây chứng nhân Sài Gòn từ thời người Pháp đến chia cắt hai miền rồi Nam – Bắc thống nhất ấy bao nhiêu kỷ niệm... Và bây giờ... Những hàng cây thiêng liêng ấy chỉ còn trong ký ức...

Có những người lớn tuổi, người công nhân quét rác, những người dân còn sống ở Sài Gòn mà ngày xưa họ từng trải qua tuổi học trò, những người trải qua thời sinh viên từng đi qua trên đường Tôn Đức Thắng chắc chắn tiếc nuối những kỷ niệm, những hàng cây rợp bóng mát mà một thời gắn bó với cuộc đời họ, những thứ đã mang một giá trị tinh thần vô cùng to lớn mà không một thứ gì có thể thay thế được. 

Bây giờ trên đường Tôn Đức Thắng Sài Gòn, hai hàng cây xanh hàng trăm năm tuổi đã bị chặt hạ để thực hiện dự án cầu Thủ Thiêm 2… Và những hàng cây cổ thụ xù xì, những kỷ niệm trong lòng bao thế hệ, những gì là chứng nhân của Sài Gòn ghi dấu ấn hàng trăm năm đã ra đi mãi mãi, để lại nỗi tiếc nuối không nguôi cho những người gắn bó với Sài Gòn một thuở…

Bạn đang đọc bài viết Tôn Đức Thắng - Con đường đi qua năm tháng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.