Thứ tư, 24/04/2024 14:13 (GMT+7)

Tổng kết giai đoạn 1 chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”

MTĐT -  Thứ năm, 05/01/2023 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chương trình tổ chức từ ngày 15/11/2022 - 4/1/2023 ở các hợp tác xã trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang.

tm-img-alt
Bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng ngoài đồng ruộng được bà con thu gom và cho vào các bao tải chuyên dụng trước khi được vận chuyển đi tiêu hủy. Ảnh: TTXVN

Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” do Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và 22 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và Tập đoàn Lộc Trời thực hiện từ nhiều năm qua, nhằm nâng cao nhận thức của bà con nông dân về công tác bảo vệ môi trường.

Sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng dịch Covid-19, từ tháng 11/2021 đã tái khởi động chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” tại các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 đến tháng 11/2022, các đơn vị phối hợp với các hợp tác xã, tổ hợp tác đang liên kết sản xuất với Tập đoàn Lộc Trời trên địa bàn 5 tỉnh gồm Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang để cùng bà con nông dân thu gom, xử lý vỏ bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng đúng quy định, giúp môi trường sống vùng nông thôn thêm sạch đẹp. Đồng thời, từng bước nâng cao ý thức bảo vệ an toàn cho sức khỏe của con người và môi trường sống, giúp nông thôn Việt nam luôn xanh, sạch và đáng sống. Qua đó, bà con nông dân ở 5 tỉnh này, đã thu gom hàng chục tấn bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng ngoài đồng ruộng. Lượng bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật này được đem tiêu hủy tại Nhà máy Holcim - Kiên Giang.

Thông qua chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, bà con nông dân được trang bị kiến thức về việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật như “ba giảm ba tăng”, “một phải năm giảm”, “công nghệ sinh thái” trồng hoa trên bờ ruộng, bờ vườn để dẫn dụ thiên địch, kiểm soát các loại sâu hại trên đồng ruộng, thiết lập sự cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng... Từ đó, giảm đáng kể số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân.

Với sự chung tay hỗ trợ và hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, sự đồng hành của các sở, ngành, chính quyền địa phương, bà con nông dân ở các hợp tác xã, tổ hợp tác,… chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” sẽ ngày càng được nhân rộng và lan tỏa ra toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống an toàn, xanh – sạch cho vùng nông thôn./.

Dương Diễm (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tổng kết giai đoạn 1 chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.