Thứ sáu, 19/04/2024 21:54 (GMT+7)

TP Bắc Giang: Tràn lan xe dán bản đồ mà không có Hoàng Sa, Trường Sa

Đặng Nam -  Thứ bảy, 05/09/2020 19:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi các Bộ: Công an, Giao thông VT, Công thương, Tài nguyên & Môi trường về việc xử lý hiện tượng lưu hành sản phẩm bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền, biên giới Quốc gia.

Mới đây, Bộ TT&TT đã ban hành văn bản số 2516/BTTTT-TTDN gửi gửi tới 4 bộ liên quan về việc xử lý hiện tượng lưu hành sản phẩm bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền, biên giới Quốc gia. 
Qua theo dõi nắm tình hình dư luận, Bộ TT&TT nhận thấy hiện nay có tình trạng nhiều phương tiện giao thông vận tải đường bộ của cá nhân và tổ chức có dán hình ảnh bản đồ Việt Nam trên kính, thân xe và khung biển số xe, nhưng những bản đồ này không thể hiện đầy đủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Trong ảnh: PV MTĐTVN ghi hình một chiếc xe 7 chỗ ngồi hiệu Hyundai đang chạy trên đường Xương Giang, TP Bắc Giang (đoạn cách Phòng CSGT CA tỉnh Bắc Giang khoảng 100m) sáng 04/9/2020. Trên 2 BKS của xe có dán bản đồ Việt Nam tuy nhiên không có hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa. (Ảnh Đặng Nam)

Chiếc xe Hyundai Kona này ngoài việc dán bản đồ không thể hiện đầy đủ chủ quyền biển đảo còn đỗ trái quy định trên vỉa hè đường Cô Bắc, TP Bắc Giang (trước cổng Trường Tiểu học Lê Lợi).

Đáng lo ngại, vì loại khung biển số ô tô thiết kế dán sẵn hình bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa được sản xuất hàng loạt và bán tự do trên thị trường và qua internet.
“Về lâu dài, việc này gây bất lợi trong công tác đấu tranh pháp lý chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Để xử lý tình trạng trên, Bộ TT&TT đề nghị các Bộ phối hợp xử lý các hành vi vi phạm nêu trên theo thẩm quyền”, văn bản của Bộ TT&TT nêu rõ.

Việc xử lý căn cứ vào Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 72 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Nghị định số 18 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

Theo đó, việc các phương tiện dán bản đồ Việt Nam không thể hiện 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 18/2020/NĐ-CP  có hiệu lực từ 01/4/2020.

Cụ thể, tại khoản 2, Điều 11 Nghị định này quy định,  phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Trong ảnh: Chiếc xe 5 chỗ 98A-202.50 đang đỗ trên đường Lý Thái Tổ, TP Bắc Giang được PV MTĐT VN ghi hình sáng 06/9/2020 phát hiện không có Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ "chế"

Ngoài việc bị phạt tiền, chủ xe có thể sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ. Buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm (nếu có). 
Ngoài ra, với hành vi xuất bản sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ sẽ bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng

Đây đang là trào lưu, nhận thức lệch lạc mà không chỉ đối với giới trẻ. Tại các hiệu chăm sóc xe hơi, bản đồ thiếu hai quần đảo được bày bán công khai. 
Chiếc xe 7 chỗ của hãng Ford trên được ghi nhận lúc sáng 06/9/2020 tại đường Chợ Thương, TP Bắc Giang.

 Trên đường vỉa hè và dưới lòng đường một con phố thuộc TDP Châu Xuyên, phường Lê Lợi (cạnh SVĐ Minh Phương), PV ghi nhận việc đỗ xe trái quy định của 2 xe ô tô.

 Một trong số đó có lắp khung BKS với bản đồ Tổ quốc mà không có Hoàng Sa, Trường Sa. Theo ghi nhận của PV, đa phần những xe "độ biển" đều là những xe mới, đắt tiền.

-- Ảnh chụp ngày 03/9/2020, trên đường Đồng Cửa, TP Bắc Giang. Chủ xe vô tư lắp thêm vào biển kiểm soát mà không biết rằng có thể bị phạt vài chục triệu đồng.  

 Đáng lo ngại hơn, đó là nhận thức "lệch chuẩn" của không ít chủ phương tiện đối với chủ quyền, lãnh thổ không thể tách rời của đất nước ta.
Trong ảnh: Tài xế Hyundai i10 tranh thủ đang dừng mua hàng tại chợ Tiền Môn, đường Thành Thiên, TP BG.

Cả hai BKS của chiếc xe 98A-319.02 đều "đấu nối" thêm bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo của Tổ quốc.

Một chiếc xe SUV của hãng Mazda đăng ký biển TP Hà Nội chạy trên đường Hùng Vương lúc 9h sáng 05/9/2020 cũng lắp BKS tương tự.

Khuyến cáo, với các chủ xe muốn tân trang ngoại thất xe theo xu hướng "toàn cầu hóa" thì nên dán hình Quốc kỳ Việt Nam để dễ nhận diện quốc gia mà không vi phạm quy định của nhà nước (PV)

Chiếc xe Santafe đắt tiền (Hyundai) lắp biển "chế" mà thiếu 2 quần đảo. Ảnh chụp sáng 06/9/2020 trên đường Nguyễn Thị Lưu, TP BG. 

Chiếc Toyota Camry đậu trên đường Nguyễn Gia Thiều, đối diện ga Bắc Giang. 

Quá trình tác nghiệp của PV MTĐT VN tại TP Bắc Giang, chưa ghi nhận việc lực lượng chức năng nhắc nhở, xử phạt các phương tiện vi phạm về dừng, đỗ sai quy định và văn bản số 2516/BTTTT-TTDN.

Từ 01/8/2020, TT58/2020-BCA chính thức có hiệu lực. Một trong những lưu ý của Thông tư 58 là: Đối với xe kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ bắt buộc phải chuyển đổi sang biển màu vàng trước ngày 31-12-2021. Tất cả các xe khác cũng có lộ trình thay BKS theo kịch thước mới. Kinh phí phát sinh do chủ xe chịu trách nhiệm. Thông tư 58 quy định thay đổi về kích thước của biển số ô-tô. Theo đó, ô tô phải gắn 2 biển số ngắn (kích thước chiều cao 165mm, chiều dài 330mm)
Do vậy, để tránh "tiền mất tật mang", các chủ xe không nên "độ" BKS và giữ nguyên hiện trạng để tốn thêm chi phí không cần thiết (PV)

Bạn đang đọc bài viết TP Bắc Giang: Tràn lan xe dán bản đồ mà không có Hoàng Sa, Trường Sa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...