Thứ sáu, 29/03/2024 01:58 (GMT+7)

TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng: Thẩm phán cố tình bỏ sót chứng cứ

Nhóm P.V -  Thứ tư, 02/05/2018 09:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tuy nhiên, điều cần nói là, trong phiên xét xử, thẩm phán Nguyễn Duy Hoài đã cố tình bỏ sót một số chứng cứ quan trọng, làm vụ án có lợi cho phía bị đơn.

Ngày 23/3/2018, Môi trường & Đô thị điện tử có đăng bài viết: “Tp Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng: Tranh chấp hợp đồng trong gia đình – vì đâu nên nỗi?” nêu vụ việc bà Nguyễn Thụy Ánh Nga nộp đơn khởi kiện lên tòa án để xin hủy hợp đồng tặng/cho đất giữa bà và cha mẹ của mình do phát sinh mâu thuẫn trong gia đình nhưng tòa án Tp Đà Lạt đã chậm xét xử theo luật định.

Ngôi nhà đang bị tranh chấp.

Sau đó, ngày 12/4/2018, TAND Tp Đà Lạt đã tổ chức phiên xét xử sơ thẩm, bác bỏ toàn bộ nội dung khởi kiện của bà Nguyễn Thụy Ánh Nga. Tuy nhiên, điều cần nói là, trong phiên xét xử, thẩm phán Nguyễn Duy Hoài đã cố tình bỏ sót một số chứng cứ quan trọng, làm vụ án có lợi cho phía bị đơn.

Theo bản án sơ thẩm số: 11/2018/DS-ST ngày 12/4/2018 do ông thẩm phán Nguyễn Duy Hoài làm chủ tọa thì, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thụy Ánh Nga về tranh chấp yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bà Nguyễn Thị Tiến và yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bà Nguyễn Thị Tiến với các bà Nguyễn Thị Ánh Phương, Nguyễn Ly Cơ và Nguyễn Thị Hoài Hương (Trích nguyên văn), với lý do: Trong nội dung hợp đồng không thể hiện điều kiện tặng cho, và hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật. Theo nội dung vụ án cũng như trình bày của bà Ánh Nga trước tòa, bà Nga và bố mẹ là ông Nguyễn Đức Năm – bà Nguyễn Thị Tiến có thỏa thuận bằng miệng với nhau là, bà Nga chia đất của bà được nhà nước cấp để bà và bố mẹ đồng sở hữu, ông Năm, bà Tiến bỏ tiền ra xây dựng 2 căn nhà để 2 gia đình cùng ở. Đó chính là điều kiện về ý chí đã hình thành do 2 bên tự nguyện nhưng thẩm phán đã cố tình lờ đi, không xem xét. Mặc khác, về lý thì nếu ông Năm, bà Tiến không đưa ra vấn đề bỏ tiền ra xây 2 căn nhà cho 2 gia đình ở thì chắc chắn bà Ánh Nga sẽ không bao giờ tự nguyện cắt hơn nửa phần đất của mình được cấp để cho bà Tiến.

Quyết định giao đất của UBND thành phố Đà Lạt

Bản vẽ thiết kế căn nhà

Theo hồ sơ mà chúng tôi có được, trước khi xây nhà, ông Tiến đã thuê Công ty cổ phần tư vấn xây dựng T.A.T vẽ thiết kế là xây 2 căn nhà riêng biệt cho 2 gia đình, đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và được UBND Tp Đà Lạt cấp phép xây dựng ngày 1/6/2010. Tuy nhiên, khi tiến hành xây cất nhà, lợi dụng vào sự cả tin và thiếu hiểu biết của bà Nga, ông Năm đã xây nhà 2 trong 1, nhìn bên ngoài tưởng là 2 căn nhưng thực chất chỉ là 1 căn, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt vì có lối đi chung và được phần này thì mất phần khác. Chính vì sự phá vỡ thiết kế một cách cố tình này mà căn nhà 8 năm nay không được hoàn công và không đủ điều kiện để được cấp quyền sở hữu nhà ở. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thụy Ánh Nga, vì khi bà Nga làm thỏa thuận tặng cho đất với bố mẹ thì vào ngày 05/10/2016 hai bên đã được Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó bà Nga chỉ có 60,7m2/ tổng số 132m2 mà bà đã được cấp trước đây (bà Tiến được 71,3 m2). Như vậy, về luật pháp, bà Tiến (mẹ của bà Nga) nghiễm nhiên được sở hữu hơn ½ lô đất mà bà Nga được cấp, còn bà Nga nhận lại chưa được nửa căn nhà mà không có quyền sở hữu nhà ở. Đây là điều cực kỳ vô lý, giống như con người có xác mà không có hồn, bà Nga trở thành người ở trọ trong chính căn nhà của mình. Bên cạnh đó, trong hợp đồng thỏa thuận phân chia đất đồng sử dụng được lập ngày 1/8/2016 tại văn phòng công chứng Minh Tâm giữa 2 bên, điều 2, tài sản sau khi chia tách, có ghi rõ: phần sử dụng chung không có nhưng thực tế cho đến nay căn nhà vẫn sinh hoạt chung, đó là sự vi phạm hợp đồng trắng trợn của ông Năm/bà Tiến.

Những điều vô lý này, nguyên nhân chính là do ông Năm (bố của bà Nga) đã tự ý làm sai thiết kế xây dựng mà bà Nga đã trình bày trong đơn khởi kiện cũng như đối chất công khai tại phiên xét xử sơ thẩm nhưng thẩm phán Nguyễn Duy Hoài lại cố tình bỏ qua, không xem xét thấu đáo để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả 2 bên.

Trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt

Là những người trực tiếp theo dõi phiên xét xử, chúng tôi nhận thấy rằng, công tâm nhất là tòa phải xem xét ý chí của 2 bên khi đã hình thành hợp đồng cho tặng, được luật pháp công nhận, đó chính là điều kiện để một bên cho đất, một bên bỏ tiền ra xây nhà đồng thời xem xét nguyên nhân sâu xa của việc khởi kiện cũng như việc bị đơn vi phạm hợp đồng thỏa thuận phân chia đất đồng sử dụng, buộc bị đơn phải khôi phục hiện trạng căn nhà theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng, giao giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở cho nguyên đơn để đảm bào quyền và lợi ích hợp pháp của những người đồng sở hữu.

Chính vì thẩm phán cố tình bỏ sót chứng cứ và không quan tâm đến lời khai trực tiếp của nguyên đơn tại tòa nên đưa ra bản án thiếu công bằng, tạo nên bức xúc trong dư luận./.

Bạn đang đọc bài viết TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng: Thẩm phán cố tình bỏ sót chứng cứ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.