Thứ bảy, 20/04/2024 05:54 (GMT+7)

TP. HCM: Bình Chánh chưa lên quận, giá đất đã tăng chóng mặt

MTĐT -  Thứ hai, 22/11/2021 10:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Sở Xây dựng TP. HCM, chỉ mới có nghe thông tin về việc huyện Bình Chánh có thể chuyển đổi thành quận thì giá đất trong dân đã tăng.

Ngày 21/11, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM và UBND huyện Bình Chánh tổ chức hội thảo "Tiềm năng phát triển đô thị và định hướng lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Chánh đến năm 2040".

Ông Trần Văn Nam, Bí thư huyện Ủy Bình Chánh, cho biết đồ án quy hoạch của huyện thực hiện từ năm 2012 đến nay đã lạc hậu, không còn phù hợp. Trong đó, quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 và quy hoạch xây dựng nông thôn còn nhiều phức tạp.

Thực tế đất nông nghiệp huyện Bình Chánh chiếm hơn 58% diện tích đất tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và nhu cầu thực tế. Trung bình, mỗi năm địa phương này đón nhận thêm 30.000 người, gây áp lực rất lớn đến hạ tầng xã hội, hạ tầng nhà ở. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện xác định mục tiêu chuyển huyện thành quận, dự kiến giai đoạn 2021-2030.

tm-img-alt

Bình Chánh chưa lên quận, giá đất đã tăng chóng mặt. (Ảnh:Internet)

Theo Sở Xây dựng TP. HCM, việc quy hoạch lên quận cần có thời gian dài để chuẩn bị. Thực tế hạ tầng, quy hoạch của huyện Bình Chánh vẫn chưa đảm bảo.

Theo đó, việc đưa thông tin quy hoạch huyện lên quận sẽ gây ra tâm lý người dân, giới đầu tư tìm cách tăng giá đất, ví dụ đất nông nghiệp chỉ 2 tỷ đồng/công, sau khi báo chí đăng về kế hoạch của UBND huyện khiến giá đất tăng chóng mặt, từ đó gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường để làm các công trình công cộng, phúc lợi xã hội.

Sở này đề nghị UBND huyện cần phải có lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn và công khai cho người dân nắm. Theo quy hoạch, Bình Chánh đến năm 2025 có khoảng 858.000 dân thì cần phải tính toán xem có bao nhiêu trường học, bệnh viện, bao nhiêu km đường giao thông, các công trình công cộng…

Hiện nay Bình Chánh có các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn, quy hoạch nông thôn mới đang bị xen cài, chồng lấn với nhau.

Do đó, Sở Xây dựng lưu ý nếu những vấn đề này của huyện Bình Chánh không giải quyết được những vấn đề chồng lấn trong quy hoạch thì rất khó để chuyển từ huyện lên quận. Đồng thời đây cũng là vấn đề bức xúc của người dân ở khu vực này.

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP. HCM, thành phố đã đề nghị Chính phủ cho phép chỉ giữ lại 15.000 ha đất trồng lúa. Tùy vào thực tế cho phép sử dụng loại hình nông nghiệp phù hợp. UBND huyện cần xem đó là lợi thế để phát triển địa phương.

Trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Chánh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 đang được UBND huyện triển khai và đã được UBND Thành phố cho phép nghiên cứu với một số định hướng cụ thể như: Bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp chuyên ngành, quy hoạch khu sản xuất nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển vận tải đa phương thức, ngành logistics, phát huy lợi thế vị trí cửa ngõ phía Tây - Nam.

Bên cạnh đó, Bình Chánh cũng dự kiến chuyển đổi khoảng 5.027 ha, chiếm khoảng 52,98% diện tích chuyển đổi đất quy hoạch chức năng nông nghiệp theo quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh đã được phê duyệt trước đây trên cơ sở nghiên cứu phát triển các khu vực nông nghiệp công nghệ cao.

Minh Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết TP. HCM: Bình Chánh chưa lên quận, giá đất đã tăng chóng mặt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...