Thứ tư, 24/04/2024 17:44 (GMT+7)

TP. Huế cam kết giảm 30% lượng thất thoát rác nhựa vào năm 2024

PV -  Thứ sáu, 12/11/2021 14:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là một trong những nội dung quan trọng hội thảo khởi động Dự án “Huế - Đô thị Giảm Nhựa ở miền Trung Việt Nam” do UBND TP.Huế và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) vừa tổ chức.

Dự án “Huế - Đô thị Giảm Nhựa ở miền Trung Việt Nam” được xây dựng với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua WWF-Việt Nam) và tiếp nhận bởi UBND TP. Huế nhằm mục tiêu hỗ trợ TP. Huế bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước và ven biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, thông qua một loạt các biện pháp can thiệp với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương.

TP Huế: Giảm 30% lượng thất thoát rác thải nhựa vào năm 2024
Đại diện UBND TP. Huế và WWF - Việt Nam ký cam kết đưa Huế trở thành Đô thị Giảm Nhựa tại Hội thảo khởi động dự án “Huế - Đô thị Giảm Nhựa ở miền Trung Việt Nam”. Ảnh: Báo TNMT

Đến năm 2024, Huế trở thành “Đô thị Giảm Nhựa” với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đồng thời rác tái chế từ bãi chôn lấp được đẩy mạnh thu hồi. Các đối tác chính của dự án bao gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Huế, Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Huế.

Dự án được thực hiện trong 4 năm, từ năm 2021-2024 và được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn khởi động dự án (2021) và giai đoạn triển khai thực hiện (2022-2024) với mong muốn đưa Huế trở thành một điểm đến không rác nhựa vào năm 2030.

Đại diện UBND TP. Huế cho biết, Huế vinh dự trở thành Đô thị thứ 7 của Việt Nam và thứ 32 trên thế giới tham gia vào mạng lưới Sáng kiến các Đô thị Giảm Nhựa. Chúng tôi tin tưởng việc tham gia vào mạng lưới này sẽ giúp Huế huy động thêm nguồn lực triển khai các hoạt động cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn và giảm thiểu rác thải nhựa cũng như có cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đô thị khác trong và ngoài nước. Qua đó, hình ảnh của Thừa Thiên - Huế sẽ được củng cố trong mắt du khách và bạn bè quốc tế, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương...

WWF-Việt Nam chia sẻ, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ địa phương trong công tác giảm thiểu và quản lý rác thải, nhưng trên thực tế ô nhiễm rác thải nhựa vẫn là một vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt những ảnh hưởng tiềm ẩn đến sinh kế của ngư dân đánh bắt thuỷ sản ven bờ, do việc ô nhiễm này có thể dẫn đến giảm nguồn lợi thủy sản. Do đó cần phải có những can thiệp mạnh mẽ ngay lập tức để ngăn chặn vấn đề này và giảm thiểu các tác động của rác thải nhựa đối với các dòng sông, khu vực đất nước ngập nước ven biển.

“Chúng tôi hy vọng Huế có thể giải quyết vấn đề này thông qua việc tham gia vào mạng lưới Đô thị Giảm Nhựa toàn cầu do WWF khởi xướng. WWF cam kết nỗ lực hỗ trợ TP. Huế thực hiện chương trình này bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện tham gia cho các bên liên quan, cung cấp các hướng dẫn triển khai và hỗ trợ nguồn lực, nhằm đạt được mục tiêu không còn rác thải nhựa ngoài môi trường tự nhiên vào năm 2030”, bà Thúy nói.

Được biết, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung và TP. Huế nói riêng đã tổ chức, tham gia nhiều hoạt động để bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa, nổi bật là phong trào “Ngày Chủ nhật xanh – nói không với rác thải nhựa”.

Bạn đang đọc bài viết TP. Huế cam kết giảm 30% lượng thất thoát rác nhựa vào năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.