Thứ ba, 23/04/2024 21:45 (GMT+7)

TP.HCM biến mất 2050: Climate Central lên tiếng về ý kiến Bộ TN&MT

MTĐT -  Thứ ba, 05/11/2019 17:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ TN&MT đã lên tiếng phản bác nghiên cứu của Climate Central về kịch bản TP.HCM có thể nằm dưới mực nước biển vào năm 2050. Tác giả nghiên cứu chính thức lại đưa ra giải thích trước vấn đề này.

Trao đổi với Zing.vn, ông Benjamin Strauss, Giám đốc điều hành Climate Central và là đồng tác giả của nghiên cứu mới mà tổ chức này vừa công bố trên tạp chí Nature Communications, tái khẳng định kết quả và làm rõ một số quan điểm nghiên cứu thể hiện trong bài báo đăng trên Nature.

Theo đó, ông Strauss cung cấp những thông tin trái ngược với 3 điểm bất hợp lý trong kịch bản miền Nam Việt Nam ngập dưới đỉnh triều năm 2050 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) chỉ ra mới đây.

Không phải kịch bản nước biển dâng 2 m như Bộ TNMT phản bác

Đầu tiên, chúng tôi cho rằng nghiên cứu này rõ ràng là một cải tiến lớn trong sự hiểu biết của chúng ta về mối đe dọa toàn cầu từ mực nước biển dâng, nhưng chúng tôi không bao giờ coi đó là kết quả cuối cùng. Chúng tôi đã cải thiện dữ liệu độ cao thông qua việc sử dụng các thuật toán, nhưng cuối cùng, vẫn cần các phép đo độ cao trực tiếp chất lượng cao để có được bức tranh chính xác nhất.

Chúng tôi đã chia sẻ những phát hiện dựa trên việc so sánh độ cao của mực nước dự kiến với độ cao của đất, nhưng lưu ý rằng, ví dụ, các vùng đất có thể được bảo vệ nhờ tuyến phòng thủ ven biển. Chúng tôi thừa nhận mô hình này cũng có sai số.

Như chúng tôi đã lưu ý trong câu đầu tiên ở phần Thảo luận (trong bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature): "Mặc dù đã được cải thiện, lỗi số liệu độ cao vẫn là một hạn chế quan trọng trong nghiên cứu này". Chúng tôi cũng dành cả một phần của bài viết thảo luận về việc có khả năng sai sót lớn hơn trong đánh giá các khu vực hạn chế (như ĐBSCL) so với các khu vực lớn hơn nhiều (như toàn bộ quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu).

Tiến sĩ Benjamin Strauss. Ảnh: Climate Cental.

Nếu Bộ TNMT Việt Nam đã sử dụng các phương pháp hiện đại, chính xác, đáng tin cậy, ví dụ như sử dụng máy bay trên không (airborne lidar), để đo trực tiếp độ cao trên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tôi tin tưởng rằng đánh giá của họ sẽ chính xác hơn, ít nhất là về dữ liệu độ cao. Đồng thời, tôi đánh giá cao việc có quyền truy cập vào những dữ liệu tại Việt Nam đã giúp chúng tôi cải thiện dữ liệu của nghiên cứu này.

Còn về  kịch bản chính mà chúng tôi đã phân tích và nhấn mạnh việc nước biển dâng dưới 1 m vào năm 2100 như hướng dẫn của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) (không phải kịch bản nước biển dâng 2 m như Bộ TNMT phản bác). Chúng tôi cũng xem xét các kịch bản cả có và không có lũ lụt ngắn hạn được thêm vào trên mực nước biển dâng, cụ thể và rõ ràng (không phải kịch bản triều có tần suất 100 năm xuất hiện một lần).

Như chúng tôi cũng lưu ý trong bài báo của mình, nghiên cứu này không bao gồm yếu tố bảo vệ bờ biển hiện tại, do thiếu dữ liệu. Chúng (dữ liệu) có thể bị giới hạn với những con đê lớn được thiết kế bởi chính quyền khu vực hoặc quốc gia, đến những con đê nhỏ được xây dựng bởi dân làng địa phương.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng khoảng 19 triệu người Việt Nam hiện sống trên đất dưới dòng thủy triều cao. Điều này khẳng định mạnh mẽ rằng đê, biển hoặc các tuyến phòng thủ khác đang bảo vệ người Việt Nam ở quy mô lớn; hoặc mô hình của chúng tôi đánh giá thấp độ cao ở Việt Nam (nghĩa là chúng thấp hơn thực tế); hoặc kết hợp một số yếu tố trên.

Nguy cơ là có thật

Ông Benjamin Strauss cũng hy vọng là mô hình này không chính xác với Việt Nam và nguy cơ từ mực nước biển dâng thấp hơn mức đề xuất. Tuy nhiên, tôi cũng cần lưu ý rằng đây không phải là nghiên cứu duy nhất gần đây chỉ ra rằng mối đe dọa mực nước biển dâng đối với Việt Nam đang ngày càng lớn hơn. Một nghiên cứu khác vừa được công bố đầu năm nay trong cùng một tạp chí (Nature) có tiêu đề: "Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với giả định trước đây trong các đánh giá tác động của mực nước biển".

Vùng ngập trong nước biển ở miền nam Việt Nam năm 2050 trong dự báo cũ và dự báo mới (bấm vào ảnh để xem cỡ to). Đồ họa: New York Times.

Cùng quan điểm về vấn đề này, trao đổi với báo GD&TĐ, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho biết, thực tế, Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với giả định trước đây trong các đánh giá tác động của mực nước biển. Điều đáng nói là, các nhà khoa học sẽ không bao giờ có thể đưa ra dự đoán chính xác về mực nước biển trong tương lai, nhưng họ có thể biết độ cao chính xác của vùng đất nếu thực hiện được các phép đo phù hợp.

Cần phải hiểu, công bố này đưa ra khả năng miền Nam nằm dưới mực nước biển, không có nghĩa là toàn bộ diện tích của miền Nam sẽ biến mất. Hà Lan là quốc gia nằm dưới mực nước biển, nhưng họ vẫn là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Do đó, chúng ta cần phải chuẩn bị các phương án kịch bản xấu nhất để có các biện pháp ứng phó, hơn là cứ tranh cãi xem nghiên cứu của ai mới có cơ sở khoa học.

Tôi cho rằng không nên phản bác lại nghiên cứu của Climate Central mà nên lắng nghe để tham khảo. Có các biện pháp ứng phó phù hợp cho kịch bản xấu nhất. Việt Nam chưa đủ điều kiện máy móc thiết bị cũng như công nghệ để đánh giá về nước biển dâng. Trong khi nhiều nước họ nghiên cứu rất sâu vấn đề này”, GS.TS Vũ Trọng Hồng cho biết.

GS.TS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM cho rằng, cần phải hiểu những dự báo tình trạng ngập chỉ là phác thảo chứ không phải chính xác hoàn toàn và có thể có những sai số và chênh lệch. Tuy nhiên, nước ta đang nằm trong top 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là miền Nam. Những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu là có thật và đang hiện hữu từng ngày.

Theo GS.TS Lê Huy Bá, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập là băng tan hai cực; nước biển dâng; kết hợp với triều cường; gió chướng, mưa lớn và đặc biệt là tình trạng sụt lún nền đất. Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nền đất rất yếu, thậm chí nhiều nơi không có nền. Việc chúng ta xây dựng nhiều công trình, thu hẹp diện tích rừng ngập mặn… dẫn đến tình trạng sụt lún nhanh. Thay vì việc mỗi năm chúng ta lấn ra biển bao nhiêu mét như trước đây, hiện tại chúng ta đang bị biển xâm lấn trở lại.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM biến mất 2050: Climate Central lên tiếng về ý kiến Bộ TN&MT. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới