Thứ sáu, 29/03/2024 03:04 (GMT+7)

TP.HCM: Dạy học trực tiếp phải đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19

An Hạ -  Thứ tư, 09/02/2022 10:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu việc tổ chức dạy học trực tiếp ở các trường trung học phải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM có văn bản hướng dẫn việc thực hiện đi học trực tiếp từ sau Tết Nguyên đán 2022 cho các trường trung học.

Sở GD-ĐT đề nghị các trường căn cứ điều kiện thực tế, hiệu trưởng chủ động trong việc xây dựng phương án học tập trực tiếp kết hợp với học tập trên internet. Qua đó, đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tận dụng được “thời gian vàng” khi đi học trực tiếp trở lại từ sau Tết Nguyên đán 2022 để có đủ thời lượng thực hiện tốt chương trình chính khóa, dạy học 2 buổi/ngày và thực hiện chương trình nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT TPHCM cũng lưu ý, đối với học sinh khối 6, các đơn vị hướng dẫn học sinh làm quen với môi trường học tập mới; chú ý hướng dẫn phương pháp, cách thức học tập, tự học, biết lập kế hoạch học tập cá nhân và tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên các hệ thống quản lý học tập (LMS) nhằm đạt các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời, phù hợp với việc tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trên internet.

Các trường Trung học cơ sở cần tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ để học sinh lớp 6 nhanh chóng làm quen với môi trường học tập ở cấp học mới, cũng như thực hiện dạy bổ sung kiến thức cho học sinh sau quá trình học tập trên internet trước khi tổ chức kiểm tra học kỳ 1 trực tiếp tại trường. Các trường cần thực hiện các nội dung thực hành, thí nghiệm; tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương, thực hiện kiểm tra đánh giá theo nguyên tắc phù hợp với tiến trình dạy học của Nội dung giáo dục địa phương lớp 6.

Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu tổ chức ôn tập, bổ sung kiến thức cho học sinh khối 6 cần tập trung dạy học các môn học/hoạt động giáo dục với các nội dung cơ bản, cốt lõi trong chương trình. Lưu ý, khi tổ chức các hình thức dạy học, giáo dục tập trung đông học sinh phải đảm bảo các qui định về an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý không tổ chức các hình thức dạy học, giáo dục tập trung đông học sinh ngoài nhà trường.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Hơn 80% phụ huynh tiểu học TP.HCM đăng ký cho con đến trường

Thông tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, mặc dù không lấy ý kiến nhưng có hơn 80% phụ huynh tiểu học có con học từ lớp 1 đến lớp 5 đăng ký cho con đi học trực tiếp từ ngày 14/2. Khoảng gần 20% phụ huynh học sinh tiểu học chưa đăng ký cho con em đi học lại không đăng ký được xác định vì nhiều lý do như còn lo lắng về dịch Covid-19, hiện đang ở các tỉnh chưa trở lại TP.HCM…

Hiện học sinh lớp 7/12 ở TP.HCM đã học trực tiếp. Các lớp 1 đến 6 vẫn học trực tuyến theo chương trình năm học, hiện đang ở tuần thứ 2 của học kỳ II. Theo kế hoạch trẻ em thuộc khối giáo dục mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 học tập trực tiếp từ ngày 7/2 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ và học sinh.

Từ ngày 10/2 đến 13/2 các cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh học sinh triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ; tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường; tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

Từ ngày 14/2, tổ chức đón trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đến trường, sinh hoạt hướng dẫn công tác an toàn cho học sinh khi trở lại trường, học tập trực tiếp. Trường hợp cha mẹ học sinh chưa đồng thuận cho học sinh (từ lớp 1 đến lớp 6) đến trường học tập trực tiếp, học sinh tiếp tục học trên môi trường Internet, trên truyền hình, giao bài tự học theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Dạy học trực tiếp phải đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dạy triết ở Trường ĐH VinUni
Trong các tiết học Triết học, thay vì lý thuyết suông về các vấn đề vĩ mô, sinh viên VinUni sẽ được học cách nghi ngờ, cách phản biện, không tin lời người khác nói, thậm chí là không nghĩ lời giảng viên luôn đúng.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.