Thứ năm, 28/03/2024 17:45 (GMT+7)

TP.HCM: Hướng đến xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020

Huy Nguyên -  Thứ bảy, 29/09/2018 10:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TP.HCM đang thực hiện triển khai xây dựng khu đô thị thông minh với mục tiêu lớn nhất là phục vụ cho đời sống của người dân.

Đây là vấn đề chính được các đại biểu nêu ra tại Hội nghị báo cáo chuyên đề xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM và kinh nghiệm từ một số quốc gia do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức vào chiều 28/9.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cho biết: TP.HCM đã triển khai kế hoạch phát triển thông minh và bền vững hướng đến xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Hội nghị "Xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM và kinh nghiệm từ một số quốc gia" diễn ra vào chiều ngày 28/9 tại Trung tâm hội nghị UBMT tổ quốc TP.HCM.

Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các viện, trường, doanh nghiệp ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong việc xây dựng đô thị thông minh. Trong đó có học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức và tham gia xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân, Trưởng khoa Đô thi học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: “TP.HCM hiện đang triển khai xây dựng khu đô thị sáng tạo kết nối các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 đóng vai trò hạt nhân trong thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kết hợp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên mũi nhọn là các ngành kinh tế tri thức. Đây là một giải pháp hiệu quả để dần tiến tới xây dựng đô thị thông minh”.

Bà Phan Thị Hông Xuân phát biểu tại hội nghị.

Theo Tiến sĩ David Koh đến từ Singapore, đô thị thông minh là đô thị sử dụng các cảm ứng thu thập dữ liệu điện tử để cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý tài sản và nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Thành phố thông minh hiện đang được nhiều quốc gia quan tâm bởi vấn đề môi trường, hiệu quả sản xuất và sự cạnh tranh giữa các thành phố.

Ngoài ra, tiến sĩ David Koh còn cho biết: Singapore thực hiện xây dựng thành phố thông minh từ lúc máy vi tính vừa mới xuất hiện vào năm 1981. Chính phủ đã ra kế hoạch máy tính hóa công việc của nhà nước, doanh nghiệp, trường học, xã hội với sự hỗ trợ từ công nghệ, kinh phí của nhà nước.

Giáo sư, tiến sĩ Chung Hoàng Chương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: “Để xây dựng đô thị thông minh, thành phố có thể ứng dụng các giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường, kẹt xe và ngập nước”.

“Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, Thành phố cần có phần mềm để người dân tìm ra cách di chuyển khác nhau nhằm tránh kẹt xe, giảm phát thải khí CO2. Đối với các công ty xây dựng chung cư cao tầng, Thành phố cần bắt buộc doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề sinh hoạt và đi lại của người dân trong khu dân cư cũng như kết nối với bên ngoài”, Tiến sĩ Chung Hoàng Chương cho biết thêm.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Hướng đến xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.