Thứ sáu, 26/04/2024 02:05 (GMT+7)

TP.HCM: Nhiều bãi tập kết cát đá gây ô nhiễm (Bài 2)

Đỗ Thuận – Đình Tuyến -  Thứ sáu, 09/09/2022 14:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện các bến bãi tập kết cát, đá tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tp.HCM đã hết thời hạn được cấp phép hoạt động hoặc không phép và đã nhiều lần bị xử phạt.

Đã xử phạt nhưng vẫn vi phạm!

Ngày 8/9/2022,bà Phan Thị Mỹ Khuyên - Chủ tịch UBND xã Tân Nhựt đã có cuộc trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử về các bãi cát đá đang hoạt động tại ấp 6, đường Thế Lữ, xã Tân Nhựt. Theo bà Khuyên, hiện các bến bãi tập kết cát, đá hoạt động của các DN Tuấn Sang, Thạch Trung, Minh Mẫn, Út Lập, Mạnh Nghĩa đều hoạt động không có giấy phép, hoặc giấy phép đã hết thời hạn.

Cụ thể, từ đầu năm 2020 đến nay, UBND xã Tân Nhựt đã có quyết định về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Trong đó, ngày 20/7/2022, UBND xã có quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH SX TM VLXD Minh Mẫn (trụ sở chính: 160 Cao Lỗ, P.4, Q.8, Tp.HCM) do ông Huỳnh Ngọc Mẫn là người đại diện pháp luật, vì vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (Khai thác bến thủy nội địa mà giấy phép bến thủy nội địa hết thời hạn hoạt động).

“Hiện trạng vi phạm của Công ty Minh Mẫn là tập kết cát, vật liệu xây dựng bằng bến thủy với diện tích sử dụng 6.198 m2. Thời gian phát hiện vi phạm ngày 14/7/2022, với mực phạt là 35 triệu đồng”, bà Khuyên cho biết thêm.

Ngoài ra, UBND xã Tân Nhựt cũng cho biết, các DN Tuấn Sang, Thạch Trung, Út Lập, Mạnh Nghĩa cũng từng nhiều lần bị xử phạt. Tuy nhiên, ngày 8/9/2022, có mặt tại hiện trường, PV ghi nhận, các DN này vẫn ngang nhiên hoạt động, xe tải ra vào tấp nập, nhiều cần cẩu múc cát, đá từ sà lan đang chờ nhận hàng.

Nhiều chiêu tròqua mặt cơ quan chức năng

Theo UBND xã Tân Nhựt, các DN trên luôn né tránh khi có đoàn kiểm tra của xã, hoặc lén lút hoạt động lúc đêm khuya, vì vậy rất khó để phát hiện, xử lý kịp thời. Đồng thời, căn cứ các quy định pháp luật và lực lượng nhân sự hiện có của xã cũng rất khó khăn trong công tác xử lý các bến thủy nội địa không phép tại địa phương. UBND xã cũng rất mong có sự chung tay, phối hợp xử lý của các ban, ngành có liên quan để giải quyết được triệt để tình trạng trên.

Bên cạnh đó, các DN đang hoạt động bến thủy không phép cũng có nhiều “chiêu trò” để qua mặt các cơ quan chức năng như thay đổi người đại diện pháp luật để né tránh xử phạt hành chính, khai thác bến thủy ngoài phạm vi hoạt động đã được cấp phép trước đó…

Ví như, tại thời điểm ngày 20/7/2022, UBND xã Tân Nhựt có quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH SX TM VLXD Minh Mẫn, người đại diện pháp luật là ông Huỳnh Ngọc Mẫn. Tuy nhiên, đến ngày 31/8/2022, người đại diện pháp luật của DN này là bà Huỳnh Thị Lệ Huyền, điều này gây khó khăn trong việc xác minh chủ DN vi phạm.

Ngoài ra, theo UBND xã Tân Nhựt, hiện DN Tuấn Sang đã ngưng hoạt động nhưng vẫn để bảng hiệu bên ngoài, còn thực tế đang hoạt động khai thác bến thủy nội địa này là DN Út Lập (địa chỉ E7/131, đường Thế Lữ, ấp 6, xã Tân Nhựt).

tm-img-alt
Bên ngoài bảng hiệu là DNTN Tuấn Sang nhưng thực tế DN Út Lập đang hoạt động bến thủy nội địa này (Ảnh chụp ngày 8/9/2022).

Theo Sở GTVT Tp.HCM, hiện các bến không phép hoạt động đan xen với các bến thủy nội địa được cơ quan thẩm quyền công bố, gây ra sự cạnh tranh không công bằng, có sự so bì trong công tác quản lý. Chủ bến giao cho nhân viên trông coi, quản lý. Khi có đoàn công tác kiểm tra thì không hoạt động, không xuất trình được giấy tờ liên quan. Chủ bến không xuất hiện, không hợp tác, gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, xử lý.

Một số cơ sở kinh doanh có sử dụng bến thủy nội địa đã có quyết định đình chỉ, xóa tên bến trong danh mục cảng, bến lưu giữ tại bộ phận quản lý cảng, bến thủy nội địa của Sở; lực lượng Cảnh sát Đường thủy đã kiểm tra, xử lý nhiều lần. Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn còn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do các cơ quan thẩm quyền cấp và thực hiện đóng thuế theo quy định nên vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh trên bờ, gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi xử lý vi phạm.

tm-img-alt
tm-img-alt
Công ty Minh Mẫn đang hoạt động khai thác bến thủy nội địa không phép (Ảnh chụp ngày 8/9/2022).

Thời gian tới, các cơ quan chức năng có thẩm quyền như: Chủ tịch UBND các cấp, lực lượng Công an, Thanh tra Sở GTVT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao sẽ tăng cường thanh kiểm tra, xử phạt để chấn chỉnh trình trạng trên.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Nhiều bãi tập kết cát đá gây ô nhiễm (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.