Thứ sáu, 29/03/2024 00:35 (GMT+7)

TP.HCM: Phấn đấu 80% chất thải rắn được đốt để phát điện

MTĐT -  Thứ bảy, 14/12/2019 16:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TP.HCM phấn đấu đến năm 2025, 80% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế, giảm dần và tiến tới không còn chôn lấp.

UBND TP Hồ Chí Minh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh nội dung đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn TP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó đề ra chính sách, giải pháp giảm phát thải bình quân đầu người dân TP; định hướng sắp xếp các điểm tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nội dung của đồ án cũng phải gắn với quy hoạch không gian đô thị, quy hoạch xây dựng vùng của TP; phấn đấu đến năm 2025, 80% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế, giảm dần và tiến tới không còn chôn lấp.

Chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ cần được định hướng nghiên cứu, vận chuyển về xử lý tại Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Định hướng đến năm 2025, chất thải rắn được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi), Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) và Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An); giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2050, chất thải rắn được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi) và Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Các bãi chôn lấp cũ của TP (Gò Cát, Đông Thạnh) định hướng cải tạo phục vụ công cộng, xây dựng các mảng xanh cho TP (công viên). Nghiên cứu quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, tiến tới xóa bỏ các trạm trung chuyển nằm trong khu dân cư đông; giảm số lượng, tăng diện tích và công suất của các trạm trung chuyển; giảm điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên đường phố; quy hoạch các trạm trung chuyển chất thải nằm trên các tuyến đường vành đai của TP, thuận lợi giao thông, xa khu dân cư. Nghiên cứu công nghệ ép kín và xây dựng ngầm các trạm trung chuyển. Có giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn công tác xử lý chất thải của TP.

Được biết, mỗi ngày TP.HCM phát sinh thêm 13.000 tấn rác thải, trong khi đó công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt chủ yếu vẫn là chôn lấp, chiếm 76%. Nếu không có giải pháp xử lý, đến năm 2020, TP.HCM sẽ không còn đất để chôn lấp...

Trong tổng số 13.000 tấn rác thải mỗi ngày có 8.300 tấn rác thải sinh hoạt, 1.500 - 2.000 tấn rác công nghiệp, 1.200 - 1.600 tấn rác xây dựng, 22 tấn rác thải y tế và hơn 2.000 tấn bùn thải các loại.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Phấn đấu 80% chất thải rắn được đốt để phát điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.